3 "kẻ thù" đe dọa hiệu suất của dân công sở khi làm việc ở nhà: Số 1 nghe là run, số 3 nhiều người vẫn mắc phải

(Tổ Quốc) - Những tưởng khả năng đa nhiệm sẽ giúp năng suất của dân công sở tăng cao, tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.

Covid-19 đã thay đổi một cách toàn diện phương cách sống, sinh hoạt và làm việc của người dân trên phạm vi toàn cầu. Từ hình thức làm việc tập trung nơi văn phòng, giờ đây, dân công sở chủ yếu làm việc trực tuyến, tại nhà.

Làm việc tại nhà mang lại nhiều lợi điểm nhưng cũng chứa đựng bên trong nó không ít những tồn tại, bất cập. Một trong số đó có thể kể đến như tình trạng mất tập trung khiến năng suất làm việc giảm sút.

3

Bên cạnh sự mất tập trung, căng thẳng, thói quen làm việc không đúng, cũng là một trong những nguyên nhân khiến năng suất của dân công sở giảm sút. Cùng tìm hiểu căn nguyên cũng như cách thức khắc phục những yếu tố là “kẻ thù” của năng suất đối với chị em công sở:

1. Căng thẳng dập tắt khả năng làm việc

Khả năng tập trung chính là nhân tố thiết yếu góp phần gia tăng năng suất. Não bộ cần tập trung để làm việc trong thời gian dài cũng như để giải quyết vấn đề phát sinh.

Theo như Amy Arnsten - nhà thần kinh học thuộc trường đại học Yale, sự căng thẳng nhẹ có thể gây mất khả năng nhận thức một cách đột ngột. Trầm trọng hơn, việc căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc não bộ, khiến cho việc tiếp nhận thông tin ngày một khó khăn hơn.

3

Không ít dân công sở nhận định rằng, bản thân họ làm việc tốt dưới áp lực và trưởng thành thông qua những khó khăn và thử thách trong công việc. Tuy nhiên, một môi trường làm việc căng thẳng chỉ càng khiến năng suất làm việc của mỗi cá nhân đi xuống mà thôi.

Tóm lại, chúng ta vẫn có thể giảm thiểu căng thẳng trong công việc thông qua việc thiền hoặc tập luyện thể dục thể thao một cách đều đặn.

2. Quá chú trọng kết quả thay vì xây dựng thói quen

Dân công sở thường thích đặt ra những mục tiêu. Tuy nhiên, thay vì quá phụ thuộc và những mục tiêu, dân công sở nên tập trung vào việc xây dựng thói quen làm việc.

Bởi lẽ, việc quá tập trung vào kết quả cũng như những mục tiêu đã đặt ra sẽ vô tình khiến chúng ta càng trở nên căng thẳng và áp lực. Hơn nữa, khi những mục tiêu mà chúng ta đề ra không đạt được, não bộ sẽ trở nên hoảng loạn và khiến cảm giác ức chế cứ thế mà có dịp leo thang.

3

Thứ khiến công việc được hoàn thành không phải là những mục tiêu xa vời mà thay vào đó là một kế hoạch hành động khả thi, có lộ trình cụ thể. Những thay đổi nhỏ trong thói quen sẽ hình thành những tác động tích cực to lớn lên cách thức chúng ta làm việc để rồi từ đó tạo nên những thay đổi trong kết quả đạt được.

Môi trường làm việc cũng góp phần hình thành những thói quen tích cực. Vì lẽ đó hãy trang hoàng lại không gian làm việc của bản thân để có thêm ánh sáng và không khí, từ đó thúc đẩy hoạt động và năng suất xử lý của não bộ.

Những ngày làm việc tại nhà, dân văn phòng dễ để bản thân sa đà vào sự xuề xòa và kém chỉn chu. Đừng tự hỏi tại sao bản thân luôn cảm thấy buồn ngủ khi thay vì ngồi ngay ngắn vào bàn, chúng ta lại chọn cách nằm thoải mái trên chiếc giường ngủ. Hãy tránh xa những yếu tố có thể gây nhiễu và tạo nên những thói quen tiêu cực.

3

3. Đừng quá tin tưởng vào câu chuyện multi-tasking

Vừa nghe qua thì có vẻ mâu thuẫn, tuy nhiên, multi-tasking (làm cùng một lúc nhiều công việc) chưa chắc là cách để dân công sở có thể tối ưu hóa năng suất làm việc đâu. 

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, dân công sở không còn bó hẹp bản thân mình trong mình trong một phạm trù công việc cụ thể nữa. Ai cũng tự tin bản thân có thể đảm trách nhiều hạng mục công việc, nhiều vai trò khác nhau và đó cũng là một trong những điểm cộng để đánh giá ứng viên. 

Mặc dù vậy, làm nhiều hạng mục công việc cùng lúc đồng nghĩa với việc sự tập trung của chúng ta dành cho công việc sẽ bị giảm, từ đó dễ dàng bị sao nhãng hơn, sai sót cũng từ đó mà dễ xảy ra hơn. Việc chuyển đổi qua lại giữa các hạng mục công việc khác nhau cũng ngốn không ít thời gian của chúng ta. 

3

Một nghiên cứu được tiến hành tại đại học Stanford cho thấy, những người đa nhiệm thường mất nhiều thời gian để chuyển đổi giữa các hạng mục công việc họ làm trong cùng một lúc. Bên cạnh đó, họ còn tốn nhiều thời gian hơn để suy nghĩ và sàng lọc những thông tin liên quan, phục vụ cho công việc mà mình đang làm. 

Ai cũng có cho mình những giới hạn riêng của bản thân. Có thể làm nhiều hạng mục công việc cùng một lúc không phải là điều không tốt. Tuy nhiên, đừng để vì thế mà bản thân chúng ta gặp phải những khó khăn không đáng có, từ đó giảm đi phần lớn năng suất đáng ra chúng ta có thể có.

3

 

Louis

Tin mới