5 kiểu lãnh đạo chắc chắn sẽ làm nản lòng nhân viên cấp dưới

(Tổ Quốc) - Có nhiều kiểu lãnh đạo tồi, tất cả họ đều làm nản lòng cấp dưới. Sau đây là 5 hình mẫu lãnh đạo tồi phổ biến tại các tổ chức.

Điều khiến một lãnh đạo giỏi ở vị trí giữa của tổ chức dễ nổi cáu là làm việc dưới quyền một nhà lãnh đạo tồi. Có nhiều kiểu lãnh đạo tồi, tất cả họ đều làm nản lòng cấp dưới. Dưới đây là vài trường hợp điển hình:

Lãnh đạo thiếu vững vàng

Lãnh đạo thiếu vững vàng nghĩ rằng họ là trung tâm của mọi việc. Vì thế, với mỗi hành động, mỗi thông tin, mỗi quyết định, họ đều lấy bản thân mình làm tiêu chuẩn để soi xét. Khi một người trong nhóm làm việc tốt, họ sợ người đó tỏa sáng hơn mình, nên cố tình kìm hãm sự phát triển của người đó. Khi một người trong nhóm làm việc tồi, họ tức giận vì việc đó làm xấu đi hình ảnh của họ.

Trên hết, lãnh đạo thiếu vững vàng muốn mọi người ở đúng chỗ của mình, trừ chính họ. Họ giống một chủ tịch công ty nọ. Ông này gửi cho trưởng phòng nhân sự thông điệp sau: "Tìm trong công ty những người trẻ tuổi, thông minh và hiếu thắng có thể kế nhiệm tôi. Khi nào tìm thấy, hãy sa thải họ!"

Trong tổ chức, sự yên ổn chảy theo chiều từ trên xuống dưới. Khi các lãnh đạo thấy bất an, họ thường lập kế hoạch để sự thiếu vững vàng đó xuống tận các nhân viên. Nếu đang dưới quyền một lãnh đạo như vậy, bạn không những phải làm việc để tìm cách thoát khỏi sự bất an cho bản thân, mà còn phải làm việc vất vả hơn nữa để tạo ra sự an tâm cho nhân viên. Nếu không, các nhân viên của bạn sẽ phải tiếp tục chịu đựng sự bất ổn. 

Lãnh đạo thiển cận

Lãnh đạo thiển cận tạo ra hai khó khăn nhãn tiền cho nhân viên.

Thứ nhất, họ thất bại khi vạch ra phương hướng hoặc tìm ra động lực để tiến lên. Trong Kinh Thánh có câu châm ngôn: "Ở đâu không có tầm nhìn, con người sẽ diệt vong." Tại sao? Bởi vì họ không đi tới bất cứ đâu à làm bất cứ việc gì. Điều đó là vô phương cứu chữa. Thứ hai, người thiển cận luôn thiếu nhiệt huyết. Họ không có lửa và cũng không truyền được lửa để cùng mọi người đi tiếp. Điều đó không tạo ra môi trường tích cực để làm việc.

Nếu bạn có khả năng "nhìn xa trông rộng" trong khi cấp trên của bạ không có, bạn có thể dựa vào nó để thiết lập một môi trường, trong đó những người do bạn quản lý làm việc năng suất và thành công. Nhưng những người có tầm nhìn khác bạn – thậm chí là tầm nhìn tiêu cực – có thể cố gắng xông vào và lấp khoảng trống do cấp trên tạo ra. Bạn phải thận trọng với các xung đột.

Lãnh đạo bất tài

Ví dụ về lãnh đạo bất tài được xem xét từ chuyện về các vị vua trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ và cách họ tạo sức ép khủng khiếp cho người khác. Nếu một người nào đó không đáp ứng được kỳ vọng của các vị vua, họ sẽ bị xử tội chết.

Có một vị vua đã ra lệnh xây dựng nhà thờ Hồi giáo Blue ở Istanbul. Vị vua muốn kiến trúc sư xây tháp nhà thờ bằng vàng. Kiến trúc sư biết không có đủ kinh phí để thực hiện việc này nhưng nếu phản đối, ông ấy có thể bị mất đầu. Và kiến trúc sư đã nghĩ ra một giải pháp thông minh. Trong tiếng Ả rập, từ "số sáu" đọc rất giống với từ "vàng". Vì thế, kiến trúc sư xây sáu tòa tháp đá. Khi đức vua tra hỏi, kiến trúc sư giả vờ là mình đã hiểu nhầm ý đức vua.

Làm việc dưới quyền lãnh đạo bất tài thường gặp sức ép giống vị kiến trúc sư nọ, dù họ không phải chịu hậu quả như thế. Lãnh đạo bất tài thường vô dụng và không chịu thay đổi. 

Lãnh đạo bất tài gây rắc rối không chỉ với cấp dưới mà với toàn tổ chức. Họ là "những giới hạn" đối với tất cả những ai họ lãnh đạo trong toàn tổ chức. Nguyên tắc Giới hạn trong cuốn 21 Nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo phát biểu: "Khả năng lãnh đạo là giới hạn quyết định mức độ hiệu quả của một người."

5 kiểu lãnh đạo chắc chắn sẽ làm nản lòng nhân viên cấp dưới - Ảnh 1.

Lãnh đạo ích kỷ

Trong cuốn Circle of Innovation (Vòng tròn của sự sáng tạo), tác giả kiêm cố vấn doanh nghiệp Tom Peters viết:

Lãnh đạo ích kỷ cố gắng lãnh đạo người khác vì lợi ích bản thân và gây thiệt hại cho người khác. Với họ, cuộc sống là trò chơi có không, có kẻ thắng người thua. Họ khuyến khích mọi người trở thành kẻ thua cuộc trong trò chơi cuộc đờiđể họ có thể vơ vét tất cả chiến lợi phẩm. Đó là nữ doanh nhân lừa đảo nhà cung cấp để làm đẹp hình ảnh cửa hàng bà ta với hy vọng được tăng lương. Hay người cha ích kỷ động viên con trai chơi thật giỏi các môn thể thao để được hưởng lây niềm vui chiến thắng trên công sức của con.

Lãnh đạo ích kỷ thăng tiến trên tổn thất của những người xung quanh. Một giám đốc kể rằng một trong những người lãnh đạo đầu tiên của ông là người rất ích kỷ, giấu giếm tất cả bổng lộc ông ta có được nhờ chức vụ. Vì thế, giờ đây, khi đã là nhà lãnh đạo hàng đầu, vị giám đốc đó nhất định chia sẻ bổng lộc của mình với những người làm việc cho ông. Đây là lời khuyên rất hữu ích cho những ai là lãnh đạo dù ở cấp nào trong tổ chức. Hãy chia sẻ những thứ bạn có với những người dưới quyền. Huấn luyện viên bóng rổ huyền thoại John Wooden nói rằng, để thành công "bạn phải say mê tìm ra cách tốt nhất, chứ không phải tìm ra cách làm của riêng bạn."

Lãnh đạo kiểm soát

Bạn đã bao giờ làm việc cho một người luôn muốn xen vào mọi việc bạn làm chưa? Có rất ít thứ khiến một người có năng lực chán nản hơn thế. Và rất ít điều khiến lãnh đạo giỏi bực mình hơn thế. Thật khó hào hứng làm việc khi cấp trên cứ liên tục gián đoạn công việc bạn đang làm bằng cách quản lý bạn một cách "vi mô".

Hai điều sau dồn người ta vào thế phải quản lý "vi mô" người khác: Một là khát vọng cầu toàn. Điều này không thể đạt được. Hai là họ tin rằng không ai có thể làm tốt như họ. Điều này bắt nguồn từ suy nghĩ cho rằng đóng góp của mọi người không đáng giá như của họ. Cả hai điều trên đều không tạo ra môi trường làm việc tích cực cho nhân viên của họ.

TN

Tin Cùng Chuyên Mục
Giá trị của truyền thông hiệu quả

Giá trị của truyền thông hiệu quả

Không chỉ giúp nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín; lan tỏa quảng bá sản phẩm và dịch vụ... truyền thông hiệu quả còn đem đến nhiều giá trị cho hoạt động của doanh nghiệp như: hỗ trợ quản lý khủng hoảng, duy trì sự ổn định; tạo điều kiện thuận lợi trong giao tiếp và đàm phán; tăng cường mối quan hệ với cổ đông và nhà
Tin mới