6 cách đơn giản trong quản lý chi tiêu để bạn không còn kêu trời mỗi dịp cuối tháng

(Tổ Quốc) - Bạn không thể tiết kiệm tiền, luôn lạm chi, bạn phải ăn mỳ tôm mỗi cuối tháng...? Vậy thì hãy học 6 mẹo siêu đơn giản này.

Bạn có thấy rằng, thời kỳ đầu của dịch Covid, khi ở nhà nhiều hơn trước kia, bạn thậm chí còn chi nhiều tiền mua sắm hơn trước kia? Chán nản vì bị mắc kẹt trong nhà và phải hạn chế đi lại, bạn sẽ liên tục vào mạng, điều này đã dẫn đến việc mua sắm trực tuyến quá đà.

Chính vì vậy, việc có một kế hoạch và theo sát kế hoạch sẽ tốt hơn việc sử dụng tùy ý về số tiền bạn nghĩ mình nên tiết kiệm và chi tiêu.

Bất kể bạn đang ở đâu trong hành trình tài chính của mình, không bao giờ là quá muộn (hoặc quá sớm) để quản lý tiền tốt hơn.

1. Nếu bạn đang chi tiêu quá nhiều cho thực phẩm, hãy tự lên thực đơn cho cả tháng

Tất nhiên, sẽ là tiết kiệm nhất nếu bạn có thể tự nấu nướng. Nhưng nếu bạn vẫn quá bận rộn làm việc, hoặc không có thói quen nấu nướng, vậy thì hãy lên thực đơn cho cả tuần hoặc thậm chí cả tháng để gọi đồ ăn về - thay vì việc bạn sẽ rủ bạn bè đi ăn cùng, và bữa ăn có thể chỉ từ 30.000 - 50.000 đồng sẽ trở thành 200.000 đồng hoặc hơn.

6 cách không tốn sức để bạn không còn kêu trời mỗi dịp cuối tháng - Ảnh 1.

Thỉnh thoảng bạn được phép chi một bữa thịnh soạn, nhưng hãy nhớ không phải ngày nào cũng chi một đống tiền cho đồ ăn. Ảnh minh họa

2. Nếu bạn có thói quen tiêu hết tiền trong tuần đầu tiên, hãy cân nhắc chia nhỏ ngân sách của bạn thành các tuần riêng lẻ

Có rất nhiều người mắc phải "hội chứng đầu tháng" - đó là khi bạn dùng tất cả số tiền chi tiêu của bạn trong tuần đầu tiên của tháng, và sau đó mới giật mình nhận ra để rồi lại thắt lưng buộc bụng cho những ngày còn lại trong khi đợi tới kỳ nhận lương.

6 cách không tốn sức để bạn không còn kêu trời mỗi dịp cuối tháng - Ảnh 2.

Có vẻ như cách bỏ tiền vào phong bì này chỉ các bà, các cụ của chúng ta mới dùng - nhưng hãy thử, và bạn sẽ thấy "gừng càng già càng cay". Ảnh minh họa

Bạn có thể tránh sai sót này bằng cách chia nhỏ ngân sách của mình thành các khoản cho mỗi tuần. Sau khi bỏ riêng các khoản chi cố định trong tháng như tiền thuê nhà, tiết kiệm khẩn cấp và tiền nghỉ hưu, hãy lấy số tiền còn lại và chia nó làm 4 để lấy tiền tiêu cho mỗi tuần.

Điều này sẽ giúp việc quản lý tiền của bạn bớt căng thẳng hơn vì bạn sẽ chỉ phải lập kế hoạch cho một tuần thay vì cả tháng cùng lúc.

3. Nếu bạn là người phụ thuộc thẻ tín dụng, hãy cố gắng chỉ sử dụng tiền mặt

Bạn luôn lạm chi vào thẻ tín dụng và nghĩ khi lấy lương mình sẽ bù lại. Nhưng đó sẽ là chuỗi ngày nối không hồi kết.

6 cách đơn giản trong quản lý chi tiêu để bạn không còn kêu trời mỗi dịp cuối tháng - Ảnh 4.

Khi Internetbanking, Quickpay, Momo, Airpay, Viettelpay... đã quá phổ biến, có đôi khi sử dụng công nghệ lại là cách khiến bạn tiêu nhiều tiền hơn. Ảnh minh họa

Chính vì vậy, nếu bạn muốn chi tiêu khoa học và tránh mắc nợ thẻ tín dụng hơn, hãy cân nhắc đến việc chỉ sử dụng tiền mặt. Vì một khi tiền mặt không còn nữa, bạn sẽ không có khả năng chi tiêu quá mức.

Thậm chí, nếu muốn, bạn có thể chia chúng thành các phong bì như tiền ăn, tiền cafe với bạn bè, tiền du lịch...

Nếu bạn không thích sử dụng tiền mặt, bạn vẫn có thể sử dụng ý tưởng này với thẻ ATM (không tích hợp với thẻ Credit Card) – nhưng hãy đảm bảo bạn sẽ không bị dụ dỗ khi trong thẻ vẫn còn tiền.

4. Nếu bạn đang chi quá nhiều vào việc shopping, hãy hủy theo dõi các kênh bán hàng

Điều này sẽ không có gì ngạc nhiên, nhưng nếu bạn thực sự không muốn chi tiêu quá mức cho ngân sách mua sắm của mình, thì việc loại bỏ càng nhiều cám dỗ càng tốt là điều quan trọng.

Bạn có thể làm điều này bằng cách hủy đăng ký nhận tất cả các email tiếp thị và xóa ứng dụng từ các trang mua sắm bạn đã từng vào như Amazon, Sephora, Ebay, ... bỏ theo dõi các shop quần áo, cửa hàng mỹ phẩm, chăn ga gối đệm.... trên Facebook và Instagram.

6 cách không tốn sức để bạn không còn kêu trời mỗi dịp cuối tháng - Ảnh 4.

Hãy mạnh dạn unfollow các trang mua sắm hay các shop bán đồ. Ảnh minh họa

Việc này không có nghĩa là ngay lập tức bạn sẽ bắt đầu ít mua sắm hơn, nhưng bằng cách loại bỏ hàng loạt quảng cáo liên tục từ một ứng dụng bạn kiểm tra hàng ngày, bạn sẽ không bất ngờ truy cập các trang web bán lẻ trực tuyến đó trừ khi bạn đã có kế hoạch làm như vậy.

Mặc dù gần như không thể tránh tất cả các hình thức tiếp thị nhưng việc giảm thiểu khả năng hiển thị sẽ làm giảm cơ hội để bạn tự dụ mình vào những nơi mua sắm này và chi tiêu quá mức.

5. Nếu bạn chi tiêu thất thường, hãy cho ngân sách của bạn một khoảng trống thay vì một con số cố định

Tháng trước bạn chi khoảng 1 triệu tiền mỹ phẩm, tháng này bạn chi 500.000 tiền mỹ phẩm, và có tháng bạn không chi đồng nào?

Một chiến lược có thể giúp bạn trở nên nhất quán hơn một chút là đưa ra phạm vi mục tiêu cho các mục tiêu chi tiêu của bạn thay vì một số tiền cụ thể mà bạn phải tiêu dưới mức đó mỗi tháng. Ví dụ như bạn được phép chi từ 800.000 đến 1.000.000 đồng tiền mỹ phẩm mỗi tháng.

Ngoài ra, hãy đặt mục tiêu nếu bạn tuân thủ đúng như số tiền bạn quy định, bạn sẽ có tiền tiết kiệm để đi du lịch hay mua một món đồ giá trị mà bạn yêu thích.

Khi bạn nghĩ về ngân sách của mình như một công cụ được thiết kế để giúp bạn đạt được mục tiêu hơn là điều gì đó bạn phải làm, thì việc thực sự bám vào quy tắc bạn đề ra sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Trên hết, hãy dành cho bản thân một khoảng trống nhỏ để khiến việc đi đúng hướng trở nên khả thi hơn cũng như sẽ thúc đẩy bạn tiếp tục việc đi đúng hướng này. Nó cũng giúp bạn dễ dàng cắt giảm mọi khoản chi tiêu dư thừa mà không cảm thấy có sự thay đổi quá lớn.

6. Nếu bạn thường xuyên lạm chi do các chi tiêu bất thường, hãy sử dụng quỹ chìm

Có rất nhiều người thường nói rằng lý do lớn nhất khiến họ lạm chi là do những khoản bất ngờ. Thực tế, nhưng chi tiêu bất ngờ này đều có thể dự báo trước và chúng ta là người đã không lên kế hoạch chu đáo.

Chính vì vậy, hãy có một quỹ chìm - quỹ này sẽ khác với quỹ khẩn cấp. Bạn có thể dùng quỹ này cho tiền khám chữa bệnh thông thường (cúm, sốt…), quà tặng, đi chơi với bạn bè, sửa xe, du lịch ngắn ngày. ..

Một cách để tính số tiền cần tiết kiệm là tạo một danh sách sơ bộ về những thứ bạn chỉ phải trả một vài lần trong năm và ước tính chi phí của chúng. Tiếp theo, chia mỗi con số cho 12 để xác định số tiền tiết kiệm được chuyển để tự động hóa mỗi tháng.

6 cách không tốn sức để bạn không còn kêu trời mỗi dịp cuối tháng - Ảnh 5.

Thay vì móc ví cho một lần sửa xe lên đến vài triệu, bạn có thể lấy từ quỹ chìm - khoản bạn đã tiết kiệm mỗi tháng. Ảnh minh họa

Ví dụ: nếu bạn thường chi 4 triệu cho quà tặng ngày lễ, bạn có thể tự tiết kiệm khoảng 300.000 đồng mỗi tháng cho những món quà trong tương lai. Bằng cách này, bạn sẽ được trang bị tốt hơn để trang trải chi phí mà không cần phải dùng vào quỹ khẩn cấp hoặc sử dụng thẻ tín dụng, do đó, bạn sẽ không bị thâm hụt ngân sách.

Hong Tran

Tin mới