• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

"Ải tử thần" vì Covid-19: Mỹ đang phải chống chọi thế nào giúp củng cố niềm tin cộng đồng?

Thế giới 13/04/2020 11:21

(Tổ Quốc) - Một nước Mỹ đang trong thời gian áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn mức độ lây lan của dịch bệnh. Song song với đó là các hình phạt đưa ra nếu người dân vi phạm điều này.

"Bàng quan" biện pháp giãn cách xã hội

Theo hãng CNN, tại một công viên ở Brooklyn, rất nhiều người yêu thích chạy bộ, dã ngoại và ném đĩa vẫn tham gia các hoạt động ngoài trời. Trong các tuần gần đây, công viên này liên tục có sự góp mặt của chiếc xe ở sở cảnh sát New York và cùng với tiếng vọng thông báo người dân thực hiện nghiêm túc biện pháp giãn cách xã hội.

"Ải tử thần" vì Covid-19: Mỹ đang phải chống chọi thế nào giúp củng cố niềm tin cộng đồng? - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ. Nguồn:CNN

Tuy nhiên, tại Brooklyn và một số cộng đồng ở Mỹ, các cảnh báo bằng lời nói chỉ là bước đầu thực hiện cho các chính sách giãn cách xã hội nhằm kiềm chế mức độ lây nhiễm của Covid-19. Kể từ cuối tháng Ba, thành phố New York đã uỷ quyền cho cảnh sát và các cơ quan chức năng thực hiện việc phạt tiền lên tới 500 đôla đối với những người dân tụ tập đám đông kể từ sau khi sắc lệnh ban hành.

Ở bang Florida – Mỹ, chính quyền cũng áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với những người tụ tập đám đông. Còn ở Kentucky, một số người bị quản thúc ở nhà bằng máy theo dõi mắt cá chận sau khi từ chối tuân thủ chỉ thị ở nhà sau khi tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Trong khi các quan chức khắp Mỹ mang tới thông điệp yêu cầu mọi người nên ở nhà và ngừng tiếp xúc với nhau bên ngoài thì nhiều chính quyền địa phương đã áp dụng lệnh phát đối với những người không tuân thủ chỉ thị. 44 bang tại Mỹ đã yêu cầu người dân phải ở nhà.

Điều đáng nói là trong khi một số quan chức địa phương và liên bang cho rằng các biện pháp này là cần thiết để ép buộc người dân phải tuân thủ thì một số ý kiến bày tỏ các nỗ lực áp thành lệnh sẽ khiến tình hình đi quá xa, ảnh hưởng đến những người dân tộc thiểu số, người nghèo và những người thất nghiệp vì dịch bệnh.

 "Giãn cách xã hội là một biện pháp quan trọng nhưng phản ứng của chúng ta đối với xã hội thường đi theo cách hình sự hoá và đó không phải là cách hoàn toàn đúng", bà Maryanne Kaishian – công tố viên tại Brooklyn cho biết.

 "Những người thiệt thòi sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi vì chúng tôi phải dựa trên các dữ liệu nhiều năm cho thấy việc vi phạm quy định thường xảy ra với những người có thu nhập thấp", bà nói.

Những người dân ở các khu nghèo thường phải đến gặp cảnh sát nhiều hơn. Những gia đình có thu nhập thấp hay nhập cư sống trong một căn hộ nhiều thế hệ thường tìm kiếm thú vui  ra ngoài tụ tập nhiều hơn bởi họ muốn tránh không khí ngột ngạt trong gia đình.

Một số chuyên gia khác lo lắng rằng mức độ vi phạm có thể dẫn đến gia tăng ca nhiễm Covid-19, trong đó, cảnh sát và người dân có thể bị nhiễm nhiều hơn. Người bị bệnh có khả năng phải tiếp xúc với cảnh sát và điều này sẽ nhân số ca nhiễm tăng lên dẫn đến bùng phát đại dịch.

 "Ở một khía cạnh nào đó, có thể hiểu rằng có chút ngớ ngẩn khi đưa ra lệnh bắt những người vi phạm sắc lệnh. Các ca lây nhiễm do tiếp xúc giữa cảnh sát và người bệnh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào", ông Leah Pop – nghiên cứu cấp cao thuộc chương trình cảnh sát tại Viện Tư pháp Vera nói.

"Mọi người hãy là cảnh sát của chính mình"

Tuy nhiên, các chuyên gia tư pháp hình sự cho rằng, các biện pháp đều hợp lý theo diễn biến phức tạp của dịch bệnh nhưng cũng đối mặt với các vấn đề. Lệnh giới nghiêm và các biện pháp khác nhằm bảo vệ người dân trong suốt thảm hoạ thiên tai như bão Katrina hay siêu bão Sandy từng được áp dụng tại Mỹ.

 "Điều này thực sự rất quan trọng. Nó liên quan đến sức khoẻ và cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức giãn cách xã hội là vấn đề liên quan giữa sự sống và cái chết trong dịch bệnh. Vì vậy, về mặt triết học tôi không hề phản đối", ông Jeremy Travis – cựu chủ tích ngành tư pháp hình sự tại Đại học New York cho biết.

Ở San Francisco, các trường hợp vi phạm trật tự y tế dẫn đến các vi phạm bạo lực khác, các quan chức cho biết.

Ông Chuck Wexler, giám đốc điều hành của Diễn đàn Nghiên cứu điều hành cảnh sát cho biết, ông tin tưởng cảnh sát sẽ tránh các hành động đối kháng với người dân.

"Phần lớn cac cảnh sát trưởng mà tôi biết đang làm mọi thứ có thể để không gây bức xúc cho cộng đồng. Mọi người đã quá căng thẳng vì dịch bệnh, vì vậy điều cuối cùng họ muốn làm là những người tốt. Đây không phải là vai trò của cảnh sát. Đây là vai trò khẩn cấp vì sức khoẻ cộng đồng. Đây là khoảng thời gian các khái niệm về trị an cộng đồng nên thực hiện và cảnh sát đóng vai trò quan trọng trong việc xoa dịu nỗi sợ hãi và khuyên mọi người có hành động đúng đắn", ông Chuck Wexler nói.

Tuy nhiên, một số quan chức cho rằng việc thực thi sắc lệnh đang lỏng lẻo. Thống đốc bang New York – Andrew Cuomo cho rằng cảnh sát sẽ không thể vào cuộc quán triệt thực thi tôn chỉ sắc lệnh giãn cách xã hội. Vì vậy, chính quyền cần phải có biện pháp cứng rắn hơn hoặc đánh vào tài chính thông qua mức phạt tiền 1000 đô la nếu vi phạm.

"Mục tiêu bao trùm của chúng tôi là mọi người tuân thủ chỉ thị. Điều đó phụ thuộc vào ý thức mỗi người dân ở đất nước này và phải nỗ lực vì cả cộng đồng. Mọi người phải tự là cảnh sát của chính mình. Đó là cách tốt nhất để trấn an cộng đồng", một quan chức cho biết.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ