• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Ấn Độ: Phát hiện nhiều lính Trung Quốc nằm cáng rời khỏi các cứ điểm trên núi

Thế giới 19/09/2020 13:15

(Tổ Quốc) - Khi mùa đông tới gần, binh sĩ ở vùng biên giới Trung-Ấn phải đối phó với tình hình thời tiết khắc nghiệt và khó đoán.

Trong nhiều tháng qua, các chuyên gia và cựu binh sĩ đã nhiều lần lên tiếng về những nguy cơ mà binh sĩ vùng biên giới Trung-Ấn sẽ gặp phải khi mùa đông tới. Công đoạn hậu cần cũng đã được hai nước liên tục thực hiện ở quy mô lớn nhằm đối phó với những khó khăn do thiên nhiên và thời tiết gây ra.

Hiện tại, mùa đông đã bắt đầu đổ bộ và khiến "cơn ác mộng" của binh sĩ trở thành sự thật.

Tại vùng Pangong, tình hình đã bắt đầu căng thẳng từ ngày 29/8. Nước hồ Pangong đã bắt đầu đóng băng từ tuần này. Nhiệt độ ở các cao điểm mà quân đội Trung QuốcẤn Độ chiếm giữ có lúc hạ xuống âm 4 độ C. Tới giữa tháng 10, mặt hồ sẽ đóng băng hoàn toàn. Tại một số khu vực như Depsang và Daulat Beg Oldie ở miền bắc Ladakh, nhiệt độ có thể xuống dưới âm 14 độ C và tiếp tục hạ vào mùa đông.

Từ ngày 29/8 tới ngày 8/9, binh sĩ biên giới Trung - Ấn đã nhiều lần đụng độ và bắn chỉ thiên tổng cộng 4 lần, tuy nhiên mối nguy đáng sợ nhất có lẽ vẫn là thời tiết ở vùng này.

Dẫn các nguồn tin quân sự, India Today cho biết trong 4 ngày vừa qua, binh sĩ Ấn Độ đã thấy nhiều binh sĩ Trung Quốc phải nằm trên cáng, được đồng đội và bác sĩ quân y đưa từ các cao điểm ở vùng Finger tới nơi khác để điều trị. Đây có khả năng là những người không chịu nổi điều kiện môi trường khắc nghiệt và giá lạnh thấu xương ở vùng núi.

India Today cho hay, tình hình ở vùng núi sẽ tồi tệ hơn trong những ngày tới. Những binh sĩ Trung Quốc đã được di tản sẽ được thay thế thường xuyên để đảm bảo quân số ở các căn cứ tiền tuyến. Nhiều cứ điểm của Trung Quốc chỉ cách vị trí của Ấn Độ khoảng 1km.

Các nguồn tin quân sự Ấn Độ cho biết lính Trung Quốc được di tản từ vùng Finger 4 được đưa tới bệnh viện dã chiến gần vùng Finger 6 để điều trị tạm thời. Trong quá trình chuẩn bị hậu cần, các bệnh viện dã chiến đã được thiết lập ở cả hai miền biên giới ở vùng Depsang, nơi căng thẳng tiếp tục leo thang quanh khu vực hồ Pangong.

Ấn Độ và Trung Quốc vẫn thường theo dõi sát sao ảnh hưởng của thời tiết đối với quân đội của đối phương. Trong những năm trước, có những lúc quân đội hai bên đã nhận thuốc men từ đối phương khi hậu cần không thể tiếp ứng do thời tiết quá xấu. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, đây gần như là điều không tưởng.

India Today thừa nhận nhiều binh sĩ Ấn Độ cũng không chịu được điều kiện khí hậu ở vùng cao. Cũng như Trung Quốc, Ấn Độ đã chuẩn bị nhiều bác sĩ quân y với thiết bị y tế chuyên dụng và cáng để đề phòng tình huống xấu, ví dụ như tê cóng chân tay hay phù phổi cấp.

Ngoài ra, phía Ấn Độ cho rằng mặc dù mọi khả dù mọi khả năng đều có thể xảy ra, nhưng binh sĩ Ấn Độ có kinh nghiệm sinh tồn và chiến đấu tốt nhất ở vùng Pangong Tso. Cụ thể, binh sĩ Ấn Độ đã đóng quân ở nhiều cao điểm quan trọng - ví dụ như ở hồ Pangong (với độ cao gần 5km so với mực nước biển), ở vùng Siachen (khoảng 6,7km so với mực nước biển) - và đã "làm quen" với nhiều căn bệnh nguy cấp tại đây, đặc biệt là phù phổi.

Với nhiều năm kinh nghiệm và trang thiết bị thiết yếu, Ấn Độ cho rằng những nguy cơ vẫn còn hiện hữu, nhưng đã kiểm soát được phần lớn và binh sĩ nước này đủ khả năng để kiềm chế và kiểm soát tình hình biên giới.

Tất Đạt

NỔI BẬT TRANG CHỦ