Nhìn dáng vẻ bề ngoài, nữ doanh nhân xuất hiện như một celeb với phong cách ăn mặc thời thượng, trang điểm "chuẩn gu", lịch lãm và "bừng sáng" khiến người đối diện khó có thể tưởng tượng được chị chính là một bác sĩ rất tận tụy và cực kì nghiêm khắc, cầu toàn trong công việc. Câu chuyện của Anna Trần không chỉ hấp dẫn bởi chính những thăng trầm khởi nghiệp, mà còn hấp dẫn bởi sự duyên dáng và nụ cười "hút hồn" của chị - sự quảng cáo không hề ồn ào nhưng vô cùng ấn tượng – về viện nha mà Anna Trần – bác sĩ Trần Lan Anh hiện là founder kiêm CEO. Theo chia sẻ 'khiêm tốn' của nữ CEO này, với phương châm 'không bỏ trứng vào 1 giỏ', ngoài viện nha, chị còn đầu tư kinh doanh nhiều lĩnh vực khác, nên mục tiêu kiếm triệu đô chị đạt được khi còn rất trẻ, và theo đà, cho tới nay, chị đã sở hữu 'nhiều triệu đô'. Nhưng không phải vì thế mà chuyện khởi nghiệp chỉ lấp lánh toàn màu hồng...

Bác sĩ, CEO Anna Trần – Tiểu thư 'ngậm thìa vàng' kinh doanh hơn chục năm chưa tháng nào chịu lỗ: 'Nếu không mạo hiểm, tôi đã không thể kiếm triệu đô sớm như vậy!' - Ảnh 1.

Người Việt Nam thường quan niệm rằng, bác sĩ là một trong những nghề nghiệp vô cùng "ổn định", tại sao chị lại quyết định dấn thân vào kinh doanh – một con đường rất gập ghềnh và chông gai khi đã có một ngành nghề rất ổn?

Tôi sinh ra trong gia đình khá cơ bản nếu không muốn nói là khá giả: cha làm bác sĩ, mẹ là giáo viên; nên từ nhỏ cha tôi đã định hướng cho tôi theo nghề y. Nghề y đúng là một nghề rất ổn định, bởi bạn chẳng bao giờ phải lo sẽ thất nghiệp nếu có trình độ, có kiến thức và kỹ năng vững vàng. Sau khi tốt nghiệp y khoa ở Việt Nam, tôi có đi tu nghiệp tại Canada. Trong khoảng thời gian này, tôi luôn nung nấu ý định sẽ xây dựng một sự nghiệp của riêng mình, chứ không chỉ đi làm thuê hay làm bác sĩ trong các bệnh viện. Tôi yêu thích kinh doanh từ khi còn ít tuổi và sau này, tôi nhận thấy mình có đủ điều kiện thuận lợi để mở một viện nha tư nhân: những người bạn rất thân của tôi đều là bác sĩ giỏi trong nhiều chuyên khoa khác nhau, tôi có năng lực lãnh đạo, có khả năng sắp xếp, lên kế hoạch; thêm vào đó, tôi có một nền tảng vững chắc chính là sự am hiểu, "lành nghề" trong lĩnh vực nha khoa… Tất cả những yếu tố đó giúp tôi tự tin khởi nghiệp.

Khi đó, gia đình tôi cũng không thực sự ủng hộ kế hoạch của tôi, vì mọi người cho rằng tôi không thiếu tiền đến mức phải làm thêm một cái gì đó. Cuộc sống của tôi, nếu không có kinh doanh, vẫn là "mơ ước" của rất nhiều người. Thế nhưng vấn đề của tôi không phải chỉ là tiền mà là tôi muốn thử thách bản thân và vượt qua những giới hạn của chính mình.

Bác sĩ, CEO Anna Trần – Tiểu thư 'ngậm thìa vàng' kinh doanh hơn chục năm chưa tháng nào chịu lỗ: 'Nếu không mạo hiểm, tôi đã không thể kiếm triệu đô sớm như vậy!' - Ảnh 2.

Mọi startup đều chia sẻ rằng những bước đi đầu tiên của họ là chặng đường khó khăn, gian khổ nhất và rất dễ nản lòng. Với sự tự tin vào tâm thế hào hứng khởi nghiệp của mình, bác sĩ Anna Trần có thể hồi tưởng lại một chút những ngày đầu tiên kinh doanh?

Tính của tôi, khi đã bắt đầu bắt tay làm một việc gì đó, thì không có chuyện ngại khó, ngại khổ. Tôi sẵn sàng làm việc 12 tiếng/ngày mà vẫn hừng hực nhiệt huyết. Tuy có khó khăn, vất vả nhưng lại rất xứng đáng. Trước khi bắt tay vào kinh doanh, tôi đã chuẩn bị cho mình khá nhiều thứ: bằng cấp, kiến thức, kinh nghiệm làm việc, kể cả đội ngũ cộng sự "cứng"; nhưng tôi vẫn khá bất ngờ với khối lượng công việc khủng khiếp mà mình phải đảm nhận. Hồi đó tôi hầu như tự làm tất cả mọi việc: từ thăm khám, điều trị cho bệnh nhân tới điều hành, marketing… Bạn biết đó, một công việc nha khoa rất tỉ mỉ và cần nhiều thứ nhỏ nhặt, đôi khi vụn vặt, nhưng nếu bạn không quản lý tốt những thứ tưởng chừng như không đáng kể ấy, nó sẽ trở thành vấn đề lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của bạn, giống như một cây gỗ lớn có thể sụp đổ vì vết mối mọt nhỏ xíu vậy.

Lúc đó marketing chưa phát triển như bây giờ, nên ngoài giờ làm, tôi phải tự tìm hiểu về cách để quảng bá hình ảnh của cơ sở mình. Bạn làm tốt nhưng chẳng ai biết tới bạn, đó là sự thiệt thòi cho chính bạn và cả khách hàng. Bởi vậy, tôi phải tự học thêm rất nhiều thứ. Nha khoa thẩm mỹ cũng là một xu hướng luôn thay đổi, nên ngoài việc cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới, tôi còn phải học cách vận hành kinh doanh. Dù sao thì ngoài bác sĩ, tôi cũng là một doanh nhân, phải "gánh vác" cả một doanh nghiệp!

Bác sĩ, CEO Anna Trần – Tiểu thư 'ngậm thìa vàng' kinh doanh hơn chục năm chưa tháng nào chịu lỗ: 'Nếu không mạo hiểm, tôi đã không thể kiếm triệu đô sớm như vậy!' - Ảnh 3.

Trong vận hành doanh nghiệp, điều gì là khó khăn nhất với chị?

Trong kinh doanh, vấn đề hay gặp của nhiều người là tài chính. Nhưng tôi lại khá may mắn khi thành công ngay từ đầu. Từ khi mở viện nha tư nhân tới nay, tôi chưa từng bị lỗ; chưa một tháng nào phải bù tiền. Nhưng vấn đề của tôi lại là nhân sự. Quy mô ngày càng lớn thì vấn đề nhân sự ngày càng quan trọng: nhân sự nào là thích hợp, tuyển dụng như thế nào…? Tất cả những điều đó tôi đều chưa từng được học mà phải tự chiêm nghiệm, học hỏi từ nhiều người.

Nha khoa là một ngành nghề đặc thù, để thuê được một nha sĩ giỏi, vững về chuyên môn là điều không dễ dàng; thêm vào đó, mức lương của họ lại rất cao. Do đó, ngoài một số bác sĩ chủ chốt đã gắn bó với phòng khám ngay từ ngày đầu thành lập, tôi còn tuyển dụng những bác sĩ trẻ có tiềm năng để đào tạo và giúp họ trở thành những bác sĩ giàu kinh nghiệm, vững tay nghề và thấu hiểu phương châm kinh doanh của tôi. Đồng thời giúp giảm áp lực lên quỹ lương và giúp việc kinh doanh được hiệu quả.

Kinh doanh là một phạm trù rộng lớn và mỗi một lĩnh vực lại có cách riêng để vận hành nó. Vậy kinh doanh trong ngành y thì khác biệt ra sao?

Trong kinh doanh, người ta thường nói rằng "kinh doanh có tâm" để phân biệt với "kinh doanh không có tâm"; nhưng trong lĩnh vực y khoa thì cái Tâm, Y Đức là điều được đặt lên hàng đầu. Đó là một lĩnh vực rất đặc thù, bởi nếu bạn bán cho khách hàng một cái quần, cái áo không tốt, khách hàng có thể sử dụng được nó trong một thời gian ngắn hoặc thậm chí bỏ đi không dùng tới. Nhưng nếu bạn "bán" cho khách hàng một sức khỏe kém chất lượng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp cuộc sống của họ. Ở viện nha của tôi, ngoài thẩm mĩ, chúng tôi còn chữa trị các bệnh lý về răng với đội ngũ bác sĩ chuyên sâu, và chúng tôi không "chốt đơn" một cách bất chấp.

Bác sĩ, CEO Anna Trần – Tiểu thư 'ngậm thìa vàng' kinh doanh hơn chục năm chưa tháng nào chịu lỗ: 'Nếu không mạo hiểm, tôi đã không thể kiếm triệu đô sớm như vậy!' - Ảnh 4.

Tôn chỉ kinh doanh của tôi là không kiếm tiền bằng mọi giá. Tôi có một nền tảng tốt, đó là may mắn giúp tôi không phải chịu áp lực quá lớn về kinh tế. Sau đó, tôi luôn biết rằng mình là một bác sĩ, tôi muốn mang đến giá trị tốt nhất cho bệnh nhân – khách hàng của mình. Do đó, yếu tố sức khỏe và yếu tố thẩm mỹ được đặt ngang hàng trong những tư vấn của chúng tôi. Tôi vẫn thường nói với nhân viên và thậm chí nhắc nhở chính mình rằng, không nên quan tâm quá nhiều về việc sẽ kiếm thêm được bao nhiêu, mà hãy cho khách hàng thấy chúng tôi chú trọng đến sức khỏe của họ như thế nào. Đó cũng là bí quyết để phát triển kinh doanh bền vững.

Bác sĩ, CEO Anna Trần – Tiểu thư 'ngậm thìa vàng' kinh doanh hơn chục năm chưa tháng nào chịu lỗ: 'Nếu không mạo hiểm, tôi đã không thể kiếm triệu đô sớm như vậy!' - Ảnh 5.

Nha khoa thẩm mỹ là một thị trường rộng lớn nhưng cũng rất xô bồ, "thật giả lẫn lộn". Vậy chị định vị doanh nghiệp mình ở đâu và đã có chiến lược cạnh tranh, quảng bá thương hiệu như thế nào?

Trong thời đại lên ngôi của mạng xã hội, quảng cáo đôi khi không phải là sự thật. Khách hàng đang bị "dẫn dắt" bởi những thông tin sai lệch và hời hợt, từ đó, bản thân họ khá "thiếu trách nhiệm" với sức khỏe của chính mình. Trước đây, khi tôi tu nghiệp ở Canada, tôi nhận thấy rằng người nước ngoài có thói quen tìm kiếm thông tin về tình trạng bệnh của mình trước khi đến gặp nha sĩ. Do đó, họ đã có một kiến thức và hiểu biết nhất định và không dễ "bị lừa". Nhưng người Việt Nam mình thì chưa có thói quen đó. Thông tin mà khách hàng nhận được phần lớn theo cách thụ động, qua những quảng cáo "trá hình". Bởi vậy, bên cạnh việc điều hành viện nha, tôi còn ấp ủ một hoài bão lớn hơn là truyền tải thông điệp và kiến thức nha khoa, nâng cao nhận thức của cộng đồng về chăm sóc, bảo vệ răng miệng…

Thị trường nha khoa thẩm mĩ hiện nay cạnh trang rất khốc liệt, nhưng đối thủ của chúng tôi thì không nhiều. Chúng tôi "làm thật", "mang lại giá trị thật" nên không đặt mục tiêu phải cạnh tranh với những cơ sở đi lên nhờ quảng bá hình ảnh. Những khách hàng đầu tiên của tôi khi mới mở viện nha chính là bạn bè tôi. Họ biết tôi, tin tưởng tôi và trở thành những "quảng cáo viên" đầu tiên giúp tôi mở rộng tệp khách hàng. Đến nay, tôi có rất nhiều khách hàng trung thành, kể cả những khách hàng tìm đến chúng tôi để "sửa sai" ở những cơ sở khác. Họ đặt niềm tin ở chúng tôi nhiều tới mức chỉ nói rằng: "em muốn có nụ cười đẹp", và sau đó thì giao phó tất cả cho các bác sĩ. Đi lên bằng thực lực chính là định hướng của chúng tôi.

Nói một chút về chiến lược cạnh tranh. Các cơ sở thường đưa ra rất nhiều chương trình Sale off để hút khách. Chị nghĩ sao về điều này?

Sale off là một trong những phương pháp marketing nhanh và dễ dàng nhất. Tuy nhiên, 6 năm vận hành doanh nghiệp đã cho tôi thấy rằng, đôi khi mình phải "dĩ bất biến ứng vạn biến" – đừng để những yếu tố bên ngoài tác động quá nhiều mà cần tập trung vào giá trị cốt lõi và mục tiêu mà mình đã đặt ra. Thay vì giảm giá ào ạt như nhiều phòng khám nha khác, tôi dùng chi phí đó để đầu tư vào công nghệ mới, vật tư trị liệu cao cấp, tập huấn thêm cho đội ngũ bác sĩ, nâng cao chất lượng dịch vụ. Tôi tin rằng với những gì liên quan trực tiếp tới sức khoẻ, vấn đề khách hàng quan tâm nhất không phải là giá cả mà chính là chất lượng, là giá trị họ nhận được. Chúng tôi không giảm giá, nhưng mang đến nhiều giá trị thiết thực hơn cho khách và chứng minh mình xứng đáng.

Nối tiếp thành công hiện nay, bác sĩ – doanh nhân Anna Trần đã có kế hoạch gì cho cơ sở mới hay chuỗi kinh doanh mới?

Hiện tại tôi đang thấy rất hạnh phúc với những gì mình có nên chưa đề ra ý tưởng về việc mở thêm cơ sở mới hay chuỗi kinh doanh mới. Ngoài thời gian làm việc, tôi muốn chăm chút thêm, học hỏi thêm trong lĩnh vực, ngành nghề của mình và dành thời gian cho gia đình, cho bản thân và tận hưởng cuộc sống. Tôi rất thích đi du lịch, điểm đến của tôi là những nơi mới mẻ, có phong cảnh đẹp, có nhiều thứ để khám phá. Mỗi chuyến đi là một lần "thu hoạch" những điều mới mẻ, có ích cho cuộc sống. Còn sau này, nếu như gặp được đối tác tin cậy, có lẽ tôi sẽ đổi ý.

Bác sĩ, CEO Anna Trần – Tiểu thư 'ngậm thìa vàng' kinh doanh hơn chục năm chưa tháng nào chịu lỗ: 'Nếu không mạo hiểm, tôi đã không thể kiếm triệu đô sớm như vậy!' - Ảnh 6.

Khác với tưởng tượng của tôi về một vị bác sĩ nghiêm nghị trong chiếc áo blouse, Anna Trần thật sự rất uyển chuyển, đầy nữ tính và ngập tràn năng lượng tích cực. Ngoài công việc, phải chăng chị còn rất biết tận hưởng cuộc sống?

Cùng với đam mê kinh doanh, từ nhỏ tôi đã thích ăn ngon mặc đẹp; nên tôi luôn cho phép mình được tận hưởng, sống với cá tính riêng sau khi đã chăm chỉ hết mình với sự nghiệp. Tôi luôn phân định khá rõ ràng: trong công việc, tôi thể hiện sự chuyên nghiệp, nghiêm túc và trách nhiệm; còn trong cuộc sống đời thường, tôi thích thể hiện cá tính của mình là yêu cái đẹp. Tôi luôn cho rằng cuộc sống có rất nhiều thứ đáng giá bên ngoài công việc. Vấn đề của bạn là sắp xếp thời gian và thứ tự ưu tiên. Tôi ưu tiên dành thời gian của mình cho bản thân, cho những người gần gũi chung quanh và luôn muốn trải nghiệp, khám phá những điều đẹp đẽ của cuộc sống này.

Với lịch làm việc bận rộn của một doanh nhân, làm thế nào chị có thể xoay sở chỉ với 24 giờ để có thể thực hiện được cả đam mê và sở thích cá nhân cũng như chăm sóc cho gia đình?

Bí quyết của tôi là tính kỉ luật. Tôi đã rèn luyện được sự kỉ luật từ khi còn đi học. Học ngành y rất vất vả, đòi hỏi sự chăm chỉ, "học ngày học đêm"; khi học tập ở nước ngoài, tôi cũng trải qua quãng thời gian khó khăn khi phải đi học bằng xe buýt trong tiết trời lạnh giá tới âm độ. Nếu không có nghị lực và tính kỉ luật, tôi đã không thể vượt qua và có được thành quả như hôm nay.

Sau đó là tạo cho mình những thói quen đơn gian và lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày. Việc tập thể dục đều đặn giúp tôi duy trì năng lượng, sức khỏe dẻo dai và rèn luyện ý chí kiên định. Khi đặt ra mục tiêu gì đó, tôi luôn nghiêm túc làm mọi việc để đạt được nó; không dễ dãi với bản thân và thỏa hiệp với những thói quen không tốt. Điều này không chỉ giúp bạn "quản trị" cuộc sống một cách ổn thỏa mà còn rất có ích trong việc quản trị doanh nghiệp. Ngoài ra, là phụ nữ, hãy luôn quan tâm tới bản thân mình, giữ gìn dáng vóc và trở nên xinh đẹp. Điều đó giúp bạn tự tin, yêu đời hơn để đối mặt và giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.

Là một bác sĩ nha khoa, theo chị, thế nào là một hàm răng đẹp?

Hàm răng đẹp trước hết phải là hàm răng khoẻ, không có các bệnh lý về răng miệng và phù hợp với từng khuôn mặt. Hiện nay, cùng với sự "nở rộ" của các nha khoa thẩm mỹ, bạn có thể thấy rất nhiều người sau khi bọc răng sứ xong thì có những "nụ cười công nghiệp", đó là điều rất đáng tiếc. Làm răng thẩm mỹ là một việc phức tạp và đòi hỏi kiến thức tổng hợp cùng sự tinh tế nhiều hơn người ta vẫn nghĩ. Bởi vậy, trước khi thực hiện làm răng cho khách hàng, tôi thường dành rất nhiều thời gian trò chuyện với họ, tìm hiểu về công việc, tính cách, phong cách để có thể đưa ra hình mẫu phù hợp nhất, giúp khách hàng có nụ cười tự nhiên, thoải mái, hài hoà, tôn lên những nét đẹp khác của khuôn mặt. Đồng thời, điều tiên quyết là hàm răng đó phải làm tốt nhiệm vụ nhai nuốt, không ảnh hưởng tới sức khỏe của khách hàng, không phải là một hàm răng có "hạn sử dụng" chỉ 10-20 năm.

Còn với tư cách là một nữ doanh nhân luôn theo đuổi cái đẹp, chị có lời khuyên nào cho dành cho các nữ startup?

Startup là một quá trình gian nan và rất nhiều thử thách, ngay cả đối với đàn ông. Bởi vậy, với phái nữ, để khởi nghiệp thành công, bạn cần nỗ lực, chăm chỉ hơn người khác rất nhiều. Với kinh nghiệm của mình, tôi tin rằng, mọi nỗ lực, mọi sự kiên trì, bền bỉ rồi sẽ được đền đáp xứng đáng. Trong suốt quá trình, bạn sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn, nhiều lúc nản lòng, muốn bỏ cuộc; nhưng khi đã vượt qua và nhìn lại, bạn sẽ cảm thấy mình mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Là doanh nhân, nhưng cũng đừng quên rằng mình là phụ nữ. Đừng bao giờ quên tạo ra niềm vui cho cuộc sống và dành thời gian chăm sóc bản thân, giữ gìn sức khoẻ. Một thân thể khỏe mạnh và tinh thần lạc quan, minh triết mới sẽ giúp bạn thành công trong mọi dự định của mình./.