• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

"Bậc thầy chiến lược" gần với Nga và Mỹ: Tín hiệu ràng buộc tại Trung Đông?

Thế giới 09/04/2019 16:34

(Tổ Quốc) - Thủ tướng Israel Netanyahu liên tục nỗ lực hết mình thúc đẩy quan hệ với hai siêu cường là Nga và Mỹ. Đây cũng là vấn đề ảnh hưởng đến tình hình Trung Đông.

Thủ tướng Israel Netanyahu vừa cho biết các thành công có được từ thượng đỉnh giữa ông với Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Bậc thầy chiến lược gần với Nga và Mỹ: Tín hiệu ràng buộc tại Trung Đông? - Ảnh 1.

Tổng thống Trunp và Tổng thống Putin. Ảnh:AFP/Getty

Động thái này là rõ ràng. Giới quan sát đánh giá cuộc gặp giữa Thủ tướng Israel Netanyahu với Tổng thống Putin và Tổng thống Trump là tín hiệu tích cực cho phía Israel ngay trước thềm bầu cử Israel.

Câu hỏi đặt ra nhiều lo ngại về vấn đề Trung Đông trong bối cảnh Israel tìm đến gần cho cả Nga và Mỹ.

"Bậc thầy chiến lược"

Điều này bắt đầu bằng cuộc gặp tại Trump tower vào cuối tháng 9/2016.

Thủ tướng Netanyahu từng tham gia thượng đỉnh thường niên của Liên Hợp Quốc tại New York và đã có cuộc gặp gỡ với ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump trước khi ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ.

"Cuộc gặp được xem là "đẳng cấp bậc thầy" trong tầm nhìn địa chính trị thế giới", cố vấn cựu Tổng thống Trump – ông Steve Bannon cho biết.

Thủ tướng Israel luôn tận dụng quan hệ giữa Mỹ và Israel nhằm thúc đẩy các định hướng cho Trung Đông. Mỹ luôn có phần ưu ái dành cho Israel, trước là công nhận Jerusalem - thủ đô của Israel, sau là Cao nguyên Golan với chủ quyền cho Israel.

Giới quan sát cho rằng điều này đang tạo nên căng thẳng cho Trung Đông không khác gì "đổ thêm dầu vào lửa".

Thủ tướng Netanyahu không chỉ trả lời tất cả các câu hỏi của Tổng thống Trump nhằm thỏa mãn các nghi vấn mà còn đâu đó các chuyên gia cũng nhận ra trong chính sách ngoại giao của Tổng thống Trump về an ninh, nhập cư, khủng bố, hồi giáo có phần ưu ái đặc biệt dành cho Israel.

Về phía Nga, Tổng thống Putin cũng thúc đẩy vai trò trung gian cho Israel và Iran. Mặc dù có chút mâu thuẫn nhưng Moscow cũng không hề muốn làm Israel mếch lòng.

Ông Vicky Ward, tác giả của cuốn sách bán chạy Kushner cho rằng, ông Netanyahu thực tế có tài chiến lược giống như "kiện tướng cờ vua" khi có thể được lòng cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong nỗ lực duy trì quan hệ cho cả Nga và Mỹ.

Giới quan sát cho rằng, điều này không phải là một liên minh dễ dàng trong quan hệ cá nhân. Cả Thủ tướng Netanyahu, Tổng thống Trump và Tổng thống Putin đều có các đánh giá cao lẫn nhau. Họ có thể có các khác biệt quá khứ, có phong cách khác biệt nhưng có lẽ đã tìm thấy điểm chung.

Theo Aljazeera, cả ba đều thích chủ nghĩa đa văn hóa, các ý tưởng tự do hoặc chính sách ngoại giao tự do. Kể từ khi vào Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã có các quyết định khác biệt so với thời cựu Tổng thống Obama. Các quyết định đột ngột và tồn tại nhiều mâu thuẫn với nội bộ Mỹ về các quyết định này.

Tổng thống Trump đã quyết định rời khỏi Hiệp ước biến đổi khí hậu Paris hay gần đây là thỏa thuận hạt nhân Iran. Điều này gia tăng thêm căng thẳng với Iran sau hàng loạt các trừng phạt vào nước này. Trung Đông đang trở nên nhiều căng thẳng từ quyết định của Mỹ khi Washington có phần nhiều ưu ái cho Israel. Các quốc gia châu Âu cũng liên tục phản đối quyết định này của Tổng thống Trump.

Trong khi đó, căng thẳng giữa Iran và Israel vẫn tồn tại và chưa có tín hiệu lắng xuống.

Vai trò đòn bẩy trong quan hệ

Cả Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel Netanyahu đều tin vào việc thiết lập chính sách ngoại giao nhằm đối phó với Iran.

Iran luôn được xem là một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong khu vực Trung Đông. Các siêu cường trên thế giới vẫn tiếp tục gia tăng cạnh tranh áp lực, các rủi ro cho một cuộc chiến tranh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Nga luôn thể hiện vị trí toàn cầu như là một siêu cường có tầm ảnh hưởng địa chính trị độc lập. Moscow và Washington cũng tồn tại các căng thẳng. Điển hình là trong vấn đề Ukraine, Syria hay liên quan đến quyết định gần đây của binh lính Nga đến Venezuela.

Các vấn đề như tấn công mạng, an ninh khu vực tại châu Âu và Trung Đông hay vấn đề của bầu cử Mỹ khiến căng thẳng hai nước vẫn chưa thể giải quyết.

Tuy nhiên, trong quan hệ với Israel, cả Tổng thống Putin và Tổng thống Trump đều có ảnh hưởng tương đối.

Tổng thống Trump và Tổng thống Putin từng có cuộc gặp tại thượng đỉnh vào năm ngoái nhưng thất bại. Trong khi đó, Thủ tướng Netanyahu đã có tới 5 cuộc gặp thành công với Tổng thống Trump trong hai năm và 13 lần gặp gỡ tương đối tích cực với Tổng thống Putin trong 4 năm trước.

Thủ tướng Israel Netanyahu từng cho rằng ông luôn có quan hệ gần gũi với Tổng thống Putin và Nga là siêu cường duy nhất có đối thoại mở với các quốc gia Trung Đông.

Thủ tướng Netanyahu cũng biết cách để khiến Nga có thể đến gần hơn với Israel trong nỗ lực giải quyết các căng thẳng với Iran.

Tóm lại, Israel có khả năng đến gần Mỹ và Nga trong nỗ lực định hình vị trí Trung Đông. Israel có thể có lợi nhưng chắc chắn căng thẳng tại Trung Đông vẫn tiếp diễn trong thời gian tới.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ