Bàn về những nỗi lo của các bà mẹ khi nuôi dạy con trước và sau khi dịch Covid-19 bùng phát

(Tổ Quốc) - Việc nuôi con trong giai đoạn dịch Covid-19 tuy đã được khống chế ở nước ta nhưng vẫn là vấn đề đau đầu với nhiều nước trên thế giới cũng khiến tâm lý người mẹ lo âu, căng thẳng hơn bình thường.

Làm mẹ là thiên chức vĩ đại của người phụ nữ song làm mẹ chưa bao giờ là điều đơn giản, thậm chí còn đầy rẫy khó khăn. Việc vừa phải chăm sóc gia đình, dạy dỗ con cái, vừa phải hoàn thành công việc ở nơi làm việc có thể khiến sức khoẻ, tinh thần của nhiều người mẹ bị ảnh hưởng. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến việc nuôi dạy con và hình thành tính cách của trẻ sau này. 

Bên cạnh đó, nuôi con trong giai đoạn dịch Covid-19 tuy đã được khống chế ở nước ta nhưng vẫn là vấn đề đau đầu với nhiều nước trên thế giới cũng khiến tâm lý người mẹ lo âu, căng thẳng hơn bình thường. Làm sao để con có thể vui vẻ đến trường, đưa con về nếp sinh hoạt cũ sau một thời gian nghỉ dài vì dịch bệnh? Làm sao để nâng cao sức khoẻ, sức đề kháng giúp con chống lại bệnh dịch? Đó là những câu hỏi khiến nhiều bà mẹ đau đầu.

Chia sẻ về vấn đề này, Thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198 cho hay: “Có thể nói sau thời gian cách ly xã hội do dịch kéo dài, các bé được ở nhà nên có cảm giác an toàn, được bảo vệ, được cha mẹ cho ăn uống phù hợp khẩu vị nên hầu như các bé đều lên cân tốt.

Bàn về những nỗi lo của các bà mẹ khi nuôi dạy con trước và sau khi dịch Covid-19 bùng phát  - Ảnh 1.

Tuy nhiên khi trở lại trường, tâm lý các bé có thể lo lắng, căng thẳng. Vì vậy mỗi ngày cha mẹ nên dành thời gian nói chuyện với bé về việc chuẩn bị trở lại trường, nói về lớp học của con là nơi có nhiều bạn bè, bé sẽ được học tập, được vui chơi, múa hát. Phản ứng đầu tiên của hầu hết các bé là không muốn đi học. Nhưng phụ huynh có thể mỗi ngày trao đổi với con một chút, nhất là khi bé đang chơi trò chơi, khuyến khích bé nếu con đến trường sẽ được vui hơn… Mưa dầm thấm lâu, mỗi ngày bé được nghe một chút, bé sẽ đỡ lo lắng. 

Ngày đầu trở lại trường không tránh khỏi có bé mếu máo, khóc, buổi chiều các mẹ cố gắng đón con sớm hơn một chút. Mẹ có thể hỏi han cô giáo, nói chuyện với con xem có những vướng mắc để gỡ dần cho con. Những ngày tiếp theo bé có thể hòa nhập với các bạn và đi vào nền nếp của trường

Thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi khuyên bố mẹ cần có một vài sự thay đổi trong việc chăm sóc thể chất và nuôi dưỡng tinh thần cho bé vì thời gian nghỉ dài nên các bé bị thay đổi “đồng hồ sinh học”, ở nhà thường hay đi ngủ muộn, sáng lại dậy muộn nên đôi khi bỏ bữa. Mặt khác, ở nhà bé không được học và vui chơi như ở lớp, cha mẹ ngoài việc trông con nhưng vẫn phải làm việc, nên nhiều bé suốt ngày ôm tivi, ipad, ít hoạt động. Nay đi học phải dậy sớm, không được chơi ipad, xem tivi nên có bé sẽ phản ứng, khóc lóc, ăn vạ, cáu gắt... 

Bàn về những nỗi lo của các bà mẹ khi nuôi dạy con trước và sau khi dịch Covid-19 bùng phát  - Ảnh 2.

Nắm bắt tâm lý này, cha mẹ cần phối hợp với giáo viên giúp con đi vào học tập, hoạt động, vui chơi theo giờ giấc. Trẻ em cũng dễ bắt nhịp nhanh nên cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Tan học về, với những bé lớn hơn cha mẹ có thể kéo con vào các công việc phụ giúp trong nhà, làm sao biến những việc đó như một trò chơi thú vị, bổ ích. Buổi tối gia đình sinh hoạt chung, cha mẹ nên tìm hiểu con có vướng mắc gì để động viên bé.

Ngoài ra, các mẹ cũng cần chăm sóc chính bản thân mình để có sức khoẻ tốt, tinh thần vui vẻ thì mới có thể chăm sóc tốt cho gia đình. 

Thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi cho rằng, để có thể duy trì sức khoẻ tốt và tinh thần thoải mái sau dịch bệnh, các mẹ cần thiết lập một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để hồi phục sức khoẻ cho cả gia đình sau một ngày học tập, làm việc căng thẳng. Đồng thời cũng cần chú trọng đến những yếu tố để giúp cả nhà có được tinh thần vui vẻ, sảng khoái. 

Chế độ dinh dưỡng cho cả gia đình

- Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho các thành viên trong gia đình. Cần đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như nhóm đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, sữa, đậu đỗ…), nhóm chất béo (mỡ, dầu cá, dầu oliu ), nhóm đường bột (ngũ cốc, khoai củ…), đặc biệt vitamin và khoáng chất có trong rau xanh và hoa quả tươi. 

- Chú trọng các thực phẩm nhiều vitamin A (trong rau xanh, hoa quả có màu đỏ và vàng), vitamin C (trong cam quýt, dâu, đu đủ…), Vitamin D (tắm nắng, cá, trứng, gan, sữa bổ sung vitamin D…, kẽm (hải sản, thịt bò…), canxi (tôm, cua, cá và đặc biệt là sữa…).

Bàn về những nỗi lo của các bà mẹ khi nuôi dạy con trước và sau khi dịch Covid-19 bùng phát  - Ảnh 3.

Cách chế biến khi thời tiết vào hè:

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là mùa hè phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Ăn chín uống sôi. Chế biến món ăn phù hợp thời tiết để ăn uống được đầy đủ. 

- Hạn chế các món xào rán, tăng cường món canh rau nấu với tôm, cua, cá… 

- Tăng cường hoa quả tươi, uống đủ nước.

Về tinh thần

- Mọi thành viên trong gia đình nên thường xuyên hỏi han, sẻ chia với nhau để cùng giải tỏa những khó khăn, khuyến khích những điều tích cực cho cuộc sống dễ chịu hơn. 

- Kiểm soát căng thẳng, sau ngày làm việc nên thư giãn tại gia đình. Ngày nghỉ nên có hoạt động vui chơi tùy theo điều kiện: dã ngoại, đi công viên, ngắm cảnh hoặc các hoạt động được phép trong tình hình mới. 

- Cố gắng sắp xếp cho bé đi ngủ sớm để hôm sau thức dậy đúng giờ. Và lúc này mẹ cũng nên dành chút thời gian nghỉ ngơi để tự mình có thể làm điều gì đó mình cảm thấy hứng thú và tạo cảm giác thoải mái cho chính mình bằng cách thư giãn, hít thở sâu, nghĩ chiều hướng tích cực và đi vào giấc ngủ sớm để chuẩn bị cho ngày làm việc mới.

- Duy trì vệ sinh sạch sẽ bản thân, nhà, môi trường xung quanh. Duy trì tập thể dục rèn luyện sức khỏe. 

- Thời gian rảnh rỗi, mẹ có thể tham gia các lớp học Yoga, Thiền, tìm hiểu thêm nghiên cứu dinh dưỡng cho gia đình, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. 

Thông tin từ viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam cho hay, các mẹ cần lưu ý đảm bảo 50% nhu cầu canxi của trẻ được cung cấp từ sữa và 50% còn lại đến từ thực phẩm hàng ngày. Nguyên nhân là bởi trẻ từ 6-12 tuổi cần trung bình 1.000mg canxi mỗi ngày. 50% canxi cần thiết tương đương 1.2kg tôm hay 0.7kg cua, rất khó để trẻ có thể ăn đủ hoặc nhiều hơn trong 1 ngày nên việc bổ sung thêm sữa là rất cần thiết.

Sữa nước Nestlé với công thức Nutristrong độc quyền từ Nestlé Thụy Sỹ. Mỗi hộp sữa Nestlé cung cấp 25% nhu cầu canxi mỗi ngày giúp xương chắc khỏe, cho cơ thể mạnh mẽ luôn đồng hành cùng ý chí của bé.

Sữa Nestlé giới thiệu bốn hương vị thơm ngon cho bé gồm sữa trắng có đường, sữa trắng ít đường, sữa việt quất và sữa dâu trắng.

Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng trong các lựa chọn thức uống dinh dưỡng, Nestlé đồng thời ra mắt sữa chua uống dinh dưỡng đầu tiên có chứa tổ yến Nestlé YOGU.

Mỗi hộp sữa chua Nestlé YOGU có chứa tổ yến và 5 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ như Vitamin A, Vitamin D, Canxi, Kẽm & Chất Xơ; giúp trẻ Mạnh Mẽ & luôn sẵn sàng trước mọi thử thách.

Để biết thêm chi tiết về các sản phẩm sữa của Nestlé vui lòng truy cập tại đây.

V.V.

Tin mới