• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bão chiến tranh thương mại: Trung Quốc có phải đang mạo hiểm “tay đôi” với Mỹ?

Kinh tế 10/10/2018 15:38

Sự khác biệt trong danh sách dài về chính sách kinh tế phải đảm bảo lợi ích của cả Trung Quốc và Mỹ, nhóm chuyên gia Mỹ nói tại diễn đàn Bắc Kinh.

Trung Quốc đối mặt với rủi ro lớn từ chiến tranh thương mại.

Tờ scmp dẫn lời các cựu quan chức và nhà kinh tế Mỹ cho biết, Trung Quốc phải có những thay đổi đáng kể về các chính sách kinh tế hoặc sẽ phải đối mặt với "mất quyền lực" trước đối tác thương mại lớn như Washington.

Bão chiến tranh thương mại: Trung Quốc có phải đang mạo hiểm “tay đôi” với Mỹ? - Ảnh 1.

Căng thẳng thương mại Mỹ Trung. Ảnh:scmp

Chuyến thăm của các học giả Mỹ tại Bắc Kinh vào ngày 8/10 diễn ra cùng ngày với chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Bắc Kinh với hứa hẹn "phá băng" căng thẳng. Sau các cuộc gặp, Ngoại trưởng Pompeo cho biết, hai bên đã bị mắc kẹt trong các "bất đồng cơ bản" liên quan đến các vấn đề từ thương mại song phương cho đến các chính sách ngoại giao và trong nước của Trung Quốc.

Các học giả Mỹ tham gia một hội thảo tại Đại học Bắc Kinh cũng đã đưa ra đánh giá rõ ràng tại diễn đàn với các học giả Trung Quốc.

Ông Derek Scissors, một học giả thuộc viện Doanh nghiệp Mỹ cho rằng, các tranh cãi từ cáo buộc đánh cắp tài sản trí tuệ của các công ty Mỹ và bảo hộ nhà nước đối với các doanh nghiệp sở hữu nhà nước có thể ngày một tồi tệ hơn nếu Trung Quôc đưa ra các chính sách công nghiệp hiện có.

"Chúng ta không nhìn thấy bước chuyển mình từ phía Trung Quốc khi Bắc Kinh cho phép cạnh tranh nước ngoài đang ngày càng lớn hơn với các doanh nghiệp sở hữu nhà nước. Thực tế, chúng tôi thấy sự hợp nhất giữa các doanh nghiệp sở hữu nhà nước trung ương sẽ ít bị tổn thương trong quá trình cạnh tranh",

Ông Derek Scissors - học giả thuộc viện Doanh nghiệp Mỹ nói.

Ông Derek Scissors cũng đưa ra cảnh báo rằng, việc tách biệt quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ và các đối tác khác có thể khiến Bắc Kinh bị tổn thương. Chúng tôi luôn mong muốn thúc đẩy mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh trong một số lĩnh vực nhất định. Trong hai tuần qua, Bộ Tài chính Mỹ liên tục lên tiếng phỏng đoán khả năng Trung Quốc đang "thao túng" tiền tệ.

Các công ty Mỹ và nhiều đối tác thương mại, bao gồm Liên minh châu Âu và Nhật Bản lâu nay đã có những phàn nàn về các rào cản tại thị trường Trung Quốc và chính sách công nghiệp của nước này. Tuy nhiên, họ phản đối cách làm của ông Trump và cảnh báo tranh chấp có thể đe doạ tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu và làm suy yếu các định chế thương mại quốc tế.

"Trung Quốc đã có nhiều cơ hội để giải quyết đầy đủ những lo ngại của chúng tôi", Tổng thống Trump nói trong một tuyên bố. "Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Quốc hành động nhanh chóng để chấm dứt các hoạt động thương mại không công bằng của họ."

Trung Quốc khác biệt Mỹ trong thúc đẩy phát triển kinh tế?

Theo ông Scissors, mô hình của Trung Quốc đang khác với Mỹ.

"Chính quyền Mỹ không có các mục tiêu chính sách công nghệ cao hay các quỹ công nghiệp. Thay thế vào đó, chính phủ Mỹ nhắc đến các công ty cạnh tranh, sáng tạo và hiệu quả nhất", ông Scissors nói thêm.

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gia tăng căng thẳng hơn nữa, với việc Trung Quốc công bố áp thuế trả đũa đối với 60 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm cà phê, mật ong và hóa chất công nghiệp.

Trong khi đó, ông Edwin Feulner, người sáng lập Quỹ Heritage cho biết, nhiều người Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc có nhiều nhà máy bỏ không, tình trạng mất việc làm và họ cho rằng sự phát triển của Trung Quốc liên quan đến việc đánh cắp công nghệ, tấn công mạng và nhiều yếu tô tiêu cực khác.

"Điều này có nghĩa rằng Mỹ không thể thúc đẩy quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc nữa. Tôi cho rằng Tổng thống Trump không hề thích sự thất bại. Tổng thống Trump là một người đàm phán khó tính", ông Edwin Feulner nói thêm.

Theo ông Edwin Feulner, sẽ cần phải một danh sách dài cho các vấn đề kinh tế giữa hai nước.

Ông Phillip Swagel, giáo sư Đại học Maryland cho biết, doanh nghiệp Mỹ đang bị ảnh hưởng xấu bởi các hoạt động thương mại song phương với Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách đang phải tìm cách khắc phục các vấn đề của họ.

"Ngay cả khi rất nhiều các vấn đề nội bộ chưa thể giải quyết thì điều bắt buộc phải thay đổi trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đều phải xuất phát từ thái độ muốn thay đổi của Bắc Kinh", ông Sawagel nói.

Theo cách như vậy, quan hệ Trung Quốc và Mỹ mới có thể trở lại thân thiện như trước đây.

Trong vài năm trước, các đối tác của Trung Quốc cũng liên tục bị ảnh hưởng từ các biểu hiện của Trung Quốc. Điều này liên quan đến các quy tắc giao dịch giữa Bắc Kinh và các quốc gia khác.

Ông James Dorn, Viên Cato cho biết, Trung Quốc nên giữ lời hứa và ghi điểm để giành lại niềm tin từ đối tác.

"Nếu Trung Quốc muốn gắn bó trong quan hệ thuwog mại bền lâu với Mỹ thì phải cho người Mỹ nhận thấy các thay đổi tích cực từ họ", ông James Dorn nói.


Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ