• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bắt sinh viên “quét mặt” để nhập học, Trung Quốc muốn chứng tỏ gì?

Thế giới 22/08/2019 11:56

(Tổ Quốc) - Trang SCMP đưa tin, ngày càng có nhiều trường đại học Trung Quốc sử dụng công nghệ quét nhận diện khuôn mặt trong thủ tục đăng ký nhập học.

Hơn 3.800 tân sinh viên của đại học Thanh Hoa - một trong những ngôi trường uy tín nhất Trung Quốc, mới đây đã phải thực hiện quy trình quét khuôn mặt khi nhập học tại Bắc Kinh. Nhà trường đặt một loạt các máy quét mặt tại các điểm đăng ký cho cả sinh viên và nhân viên hỗ trợ.

08bced4e-c3e6-11e9-ad8c-27551fb90b05_image_hires_114631

Cửa vào Đại học Thanh Hoa tại Bắc Kinh (ảnh: SCMP)

Theo công ty Công nghệ Uniview Triết Giang, nền tảng công nghệ quét mặt cho phép giáo vụ nhận diện thông tin cá nhân cũng như số lượng học sinh. Bên cạnh đó, các xe chở thiết bị tự động cũng được Uniview triển khai tại nhiều khu vực khác nhau trong khuôn viên trường Thanh Hoa, nhằm đảm bảo an ninh và quản lý hoạt động của học sinh.

"Trí thông minh nhân tạo (AI) giờ đây đã có mặt trong từng lĩnh vực học tập và sinh hoạt của sinh viên thế hệ mới", trang CCIDNet thuộc Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc cho hay.

Ngoài quét mặt, AI còn được áp dụng cho các robot hướng dẫn tham quan trường hoặc phần mềm phân tích dữ liệu lớn giúp học sinh chọn ngành học vv.

Đại học Triết Giang không chỉ đưa công nghệ nhận dạng khuôn mặt vào quy trình đăng ký nhập học mà còn cả quản lý phòng thí nghiệm và ứng dụng lớp học thông minh. Còn Đại học Giao thông Tây An dự kiến sẽ triển khai điểm danh sinh viên thông qua quét mặt.

Nuôi mộng trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực AI, Trung Quốc luôn khuyến khích việc áp dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt trên toàn quốc, từ hệ thống xác định các lỗi nhỏ như sang đường trái phép cho tới phát hiện tội phạm tình nghi trong đám đông, cũng như những thiết bị nhận dạng hành khách tại sân bay…

Nhiều người tiêu dùng Trung Quốc đã cung cấp thông tin cá nhân, bao gồm cả hình ảnh cho các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến, nhằm đổi lấy sự thuận tiện khi sử dụng sản phẩm. Chính nguồn dữ liệu sẵn có rộng lớn đã giúp các nhà cung cấp cải thiện thuật toán AI và mức độ dịch vụ.

Mặc dù vậy, việc Trung Quốc áp dụng rộng rãi công nghệ định dạng khuôn mặt đang vấp phải sự phản đối từ một số nước phương Tây. Thành phố Oaklan và San Francisco, California (Mỹ) đã cấm cảnh sát địa phương sử dụng công nghệ này vì những e ngại lạm dụng. Tại Anh, các nhà lập pháp cũng không ngừng tranh cãi về khả năng vi phạm luật riêng tư khi sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt.

Phương Đỗ

NỔI BẬT TRANG CHỦ