• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bầu cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: “Hoạ hoằn” canh bạc rủi ro nhất của ông Erdogan

Thế giới 24/06/2018 17:26

(Tổ Quốc) - Trong suốt 15 năm nắm chính quyền, các chuyên gia đánh giá đây là cuộc bầu cử có nhiều thách thức nhất đối với đương kim Tổng thống Erdogan.

Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu sớm

Các lá phiếu thăm dò cho thấy, ứng viên Erdogan sẽ phải đối mặt với các thách thức từ cuộc bỏ phiếu Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù đã trải qua 15 năm nắm chính quyền.

Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu bỏ phiếu sớm. Ảnh:CNN

Ông Erdogan được biết đến trong hoạt động chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi giữ vai trò là Thủ tướng vào năm 2013. Kể từ khi là Tổng thống, ông Erdogam đã có các chính sách khuyến khích tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cũng có nhiều căng thẳng trong chính trị Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc đảo chính bất thành với sự tham gia của hàng chục nghìn người trong năm 2016.

Khoảng 59 triệu người dân đủ điều kiện tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội vào ngày 24/6. Cho dù ai là người chiến thắng thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải trải qua giai đoạn thay đổi hoàn toàn.

Ông Erdogan đã giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý vào năm ngoái. Điều này đã mở rộng quyền lực cho Tổng thống và có thể giúp ông giữ chức đến năm 2029. Thay đổi lớn trong hiến pháp được thông qua ngày 16/4/2017 trong cuộc trưng cầu dân ý đã giúp ông Erdogan có nhiều quyền lực hơn bất kỳ lãnh đạo nào khác kể từ sau nhà sáng lập Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại là Mustafa Kemal Ataturk và người kế nhiệm ông là Ismet Inonu.

Cải cách trong cuộc trưng cầu dân ý đã lấy ý kiến ủng hộ của người dân về đề xuất trao toàn bộ quyền lực cho Tổng thống thay vì chia sẻ quyền lực giữa Tổng thống và Quốc Hội. Tỷ lệ thuận cho đề xuất này chiếm 51.5%.

Do đó, cho dù ai có được chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống lần này thì quyền lực vẫn nằm trong tay Tổng thống mà không phải Quốc hội.

Cáccử tri đi bỏ phiếu đều bày tỏ lo lắng về tình trạng lạm phát tăng cao và đồng lira giảm mạnh. Lẽ ra, các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống và Quốc hội vào tháng 11/2019. Tuy nhiên, ông Erdogan cho rằng một khi Hiến pháp mới cho phép thay đổi cơ cấu quyền lực thì cần phải triển khai thực hiện ngay càng sớm càng tốt.

Chiến dịch quân sự "Nhành Ô liu" đầu năm 2018 đang nâng cao uy tín của Tổng thống Erdogan và đảng AKP cầm quyền của ông. Ông Erdogan cho rằng, việc tổ chức bầu cử vào thời điểm này sẽ đảm bảo thắng lợi thuộc về ông và đảng AKP.

Theo giới chuyên gia, việc quyết định bầu cử sớm nằm trong tính toán của ông Erdogan nhằm giành thắng lợi trước khi tình hình kinh tế trở nên tồi tệ hơn

Pheđối lập đã phối hợp đối phó với ông Erdogan thông qua việc đề xuất nhiều ứng cử viên tham gia tranh chiếc ghế tổng thống lần này. Nếu không ai giành được tỷ lệ ủng hộ cao, Ankara sẽ tổ chức cuộc bỏ phiếu lại Tổng thống vào ngày 8/7 tới. Đây là một kịch bản được cho là nguy hiểm đối với ông Erdogan - ứng cử viên được cho là đã có ưu thế ngay ở vòng đầu.

Mối đe doạ tiềm ẩn

Giới phân tích cho rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử bầu của Thổ Nhĩ Kỳ, phe đối lập với sự tham gia của các chính trị gia theo đường lối thế tục, dân tộc, Hồi giáo và người Kurd lại có quan điểm thống nhất. Điều này gây khó và cũng là thách thức đối với thời điểm Tổng thống Erdogan kêu gọi bầu cử sớm vào tháng Tư vừa qua.

Ngay đầu tiên, ông Erdogan đã phải đối phó với một ứng viên được cho là sáng giá và có vẻ không dễ dàng qua mặt là ứng viên trung tả Muharrem Ince của đảng Cộng hòa Nhân dân (CHP).

Ince là một cựu giáo viên vật lý tại một trường trung học, có uy tín màCHP đã bỏ sót trong bầu cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trước đó. Đây là ứng viện “nặng ký” trong chiến dịch tranh cử hiện tại của ông Erdogan. Ince từng cảnh báo rằng ứng viên Erdogan sẽ siết chặt kiểm soát nhiều mặt trong đời sống của người dân nếu đắc cử. Ince hứa hẹn rằng nếu trở thành tổng thống, ông sẽ xóa bỏ tình trạng khẩn cấp đã được chính quyền áp đặt kể từ sau vụ đảo chính thất bại của một số quan chức quân đội tháng 7/2016.

Ứng viên Ince trẻ hơn ông Erdogan tới 10 tuổi và liên tục là cho rằng đương kim Tổng thống Erdogan là nhà lãnh đạo đã có tuổi và không hề có sáng kiến mới.

Đảng đối lập cũng nhìn vào các điểm yếu của đương kim Tổng thống Erdogan khi khai thác triệt để các vấn đề liên quan đến sự can thiệp của Ankara vào Syria và Iraq, cuộc chiến chống người Kurd, quan hệ căng thẳng với Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ... để giành điểm trong bầu cử.

Giống như phần lớn các ứng viên của Đảng đối lập, Ince liên kêu gọi phục hồi hệ thống Quốc hội.  Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng, nhiều nghi ngờ về vai trò của một Tổng thống mới thì quyền lực sẽ lấn át đi chức năng của Quốc hội. Các cuộc tranh cử tuần này cho thấy, đương kim Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí có thể phải  tìm kiếm một chính phủ liên minh nếu giành thắng lợi.

Các cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử, Tổng thống Erdogan vẫn là ứng cử viên mạnh nhất và vẫn có thể giành được chiến thắng. Tuy nhiên, ông khó có cơ hội dành được hơn 50% số phiếu cần thiết để tránh một cuộc bầu cử vòng hai diễn ra vào ngày 8/7, trong khi Đảng Công lý và Phát triển của ông cũng có khả năng bị mất đa số ghế tại Quốc hội.

Nếu có thể giành chiến thắng, ông Erdogan có thể sẻ mở ra một kỷ nguyên mới về chính trị cho Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó quyền lực của Tổng thống dường như là Tổng thống đồng thời xoá bỏ vai trò của Thủ tướng. Tuy nhiên, chính điều này cũng khiến ông Erdogan mất điểm trong số phiếu tín nhiệm lần này.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ