Bị bắt cóc 3 năm, cậu bé 6 tuổi ăn xin nhận ra mẹ trên phố nhưng bị từ chối "Cô không phải mẹ con", cảnh sát khen ngợi: Làm tốt lắm

(Tổ Quốc) - Người mẹ bất ngờ đẩy đứa trẻ ra và lớn tiếng nói: "Mẹ con là ai? Con cô ở nhà! Con không được nói nhảm để đòi tiền".

Đó là một buổi tối, cô Vương đang chuẩn bị thức ăn, đứa con trai đang chơi ở cửa. Nhưng khi nấu xong và ra ngoài tìm con thì cô phát hiện con trai mình đã đi mất. Nhận thấy có điều gì đó không ổn, cô Vương đã nhanh chóng gọi điện báo cảnh sát và tích cực tìm kiếm tung tích của đứa trẻ, nhưng sau khi thử đủ cách, cô vẫn không thể tìm thấy con mình.

Cách đây không lâu, trên đường đi mua rau, cô bất ngờ bị một đứa trẻ ăn xin ôm chầm lấy và liên tục hét lên "Mẹ ơi, mẹ ơi". Cô Vương nhận ra ngay đây là đứa con trai đã xa cách 3 năm! Dù có vài vết sẹo trên mặt và cơ thể lấm lem nhưng không có lý do gì mà một người mẹ lại không thể nhận ra con trai mình.

Bị bắt cóc 3 năm, cậu bé 6 tuổi ăn xin nhận ra mẹ trên phố nhưng bị từ chối

Tuy nhiên, cô bất ngờ đẩy đứa trẻ ra và lớn tiếng nói: "Mẹ con là ai? Con cô ở nhà! Con không được nói nhảm để đòi tiền". Sau đó, cô rút ra vài tệ đưa cho đứa trẻ và vội vã bỏ đi.

Vừa đi đến góc phố, cô Vương liền gọi điện báo cảnh sát, cảnh sát chạy đến hiện trường giải cứu con bà, họ cũng giải cứu hơn mười đứa trẻ tội nghiệp như con cô Vương. Sau đó, cảnh sát khen cô Vương có cách xử lý thông minh, bởi cách này không chỉ bảo vệ đứa trẻ và bản thân người mẹ mà còn giúp cảnh sát truy bắt những kẻ buôn người và giải cứu thêm nhiều trẻ em bị bắt cóc.

Những kẻ buôn người sẽ lợi dụng việc cha mẹ của đứa trẻ không nghi ngờ gì, ngang nhiên bế đứa trẻ đi. Giữa ban ngày, nơi đông đúc, những kẻ buôn người vẫn có thể giành giật đứa trẻ từ chính tay cha mẹ. Điều này không hiếm.

Vào ngày đầu năm mới năm ngoái, cô Tô và chị gái từ Thâm Quyến (Trung Quốc) đưa con trai và con gái đến trung tâm thương mại. Khi tới nơi đông đúc, một người đàn ông đột nhiên xuất hiện, ôm đứa trẻ rời đi mà không nói 1 lời. May mắn thay người mẹ nhìn thấy và hét lên. Người đàn ông lúc này mới thả đứa trẻ xuống và một mực nói: Tôi chỉ ôm bé vì thấy đáng yêu thôi.

Cha mẹ cần làm gì?

Nhà giáo dục người Mỹ Kano Brinster từng nói: Trong siêu thị, tầng một của tòa nhà, hoặc trong sảnh khách sạn, ở bất kỳ nơi công cộng nào, nếu trẻ mất tích trong một phút, cha mẹ nên yêu cầu sự giúp đỡ hoặc gọi cảnh sát.

Vì vậy, việc chúng ta cần làm là thực hiện các biện pháp phòng tránh và cùng con học hỏi thêm các kiến thức chống bắt cóc.

1. Xác định các địa điểm mà những kẻ buôn người thường lui tới: Một nhóm nghiên cứu từ Khoa Báo chí của Đại học Phúc Đán sau khi tổng hợp hơn 70.000 mẩu dữ liệu liên quan đến bắt cóc trẻ em đã kết luận: Những nơi mà trẻ em dễ bị lạc nhất là - bệnh viện và nhà ga. Vì vậy, tốt nhất các bà mẹ và người cao tuổi càng tránh đưa con cái đến những nơi nguy hiểm này càng tốt. Ngoài ra, xin lưu ý: Đừng bao giờ để con bạn ra khỏi tầm mắt của bạn!

2. Không đăng ảnh vé máy bay, giấy tờ… có chứa nhiều thông tin cá nhân. Nếu liên quan đến quyền riêng tư, bạn có thể sử dụng các nhãn dán dễ thương để che các thông tin quan trọng.

Bị bắt cóc 3 năm, cậu bé 6 tuổi ăn xin nhận ra mẹ trên phố nhưng bị từ chối

3. Dạy con bạn cách nói không 

Trong mỗi buổi giáo dục chống bắt cóc ở trường mẫu giáo, cô giáo luôn kể cho các em nghe một trường hợp kinh điển như thế này:

Tiểu Lý, lớp cuối cấp trường mẫu giáo, đang đợi mẹ ở cổng trường sau giờ tan học, lúc này một người đàn ông lạ mặt đến gần hỏi: "Chào con, ví của chú cháu bị bỏ quên trong ngõ ở đằng kia. Con có thể giúp chú tìm thấy nó không?".

Tiểu Lý gật đầu và nói đồng ý, nhưng bé muốn đi vệ sinh trước. Ngay lập tức, cô bé chạy vào nhà trẻ và nói với cô giáo: Ông chú bên ngoài là một kẻ xấu! Giáo viên hơi bối rối, nhưng dù sao cũng gọi tổng đài khẩn cấp, cuối cùng phát hiện ra rằng người đàn ông thực sự là một kẻ buôn người.

Khi được hỏi lý do vì sao không giúp đỡ kẻ xấu kia, cô bé đáp: "Mẹ con bảo nếu người lớn nhờ con giúp đỡ, hãy bỏ qua. Vì nếu một người lớn gặp khó khăn, chắc chắn họ sẽ tìm được một người lớn khác để nhờ giúp đỡ. Một đứa trẻ yếu ớt không cần phải giúp một người lớn mạnh mẽ".

Đây chính là điều mà nhiều bậc cha mẹ cần phải dạy con của mình. Thực tế, nhiều kẻ bắt cóc thường giả vờ, nhờ vả trẻ em giúp đỡ rồi nhân cơ hội dụ trẻ ra chỗ vắng. Hãy nhớ đàn ông trưởng thành không nhờ phụ nữ mang thai hay người già giúp mình. Người lớn không nhờ trẻ em giúp. Vì thế, con không cần thể hiện lòng tốt trong trường hợp này.

Là cha mẹ, một trong những trách nhiệm của chúng ta là dạy con tránh mọi loại nguy hiểm trong xã hội. Đừng để con khuất tầm mắt cho đến khi chúng đã hoàn toàn trưởng thành, đó mới là điều quan trọng nhất.

Hiểu Đan

Tin mới