• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

“Biến số” Iran: Nga muốn tận dụng “hạ gục” Mỹ

Thế giới 21/06/2018 14:28

(Tổ Quốc) - Nga luôn tự xem mình giống như một siêu cường  và Iran đang nằm trong chính sách để Moscow nhắm vào Mỹ.

Mối quan hệ đồng minh Nga – Syria

Trong một phỏng vấn trên RT, Tổng thống Syria Bashar al-Assad bày tỏ muốn giảm đi sự hiện diện của Iran tại Syria.

Tổng thống Trump và Tổng thống Putin.Ảnh:EPA

“Chúng tôi không muốn quân đội Iran ở Syria hiện tại. Iran đã từng hỗ trợ cùng quân đội Syria. Tuy nhiên, họ không có binh lính trên thực địa”, ông Assad nói.

Phản ứng trước điều này, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã nhấn mạnh đến cụm từ “không phải lực lượng Syria” sẽ không thể ở lại Syria.

Yêu cầu từ phía Ngoại trưởng Nga diễn ra sau khi Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh trong cuộc họp ngày 17/5 cùng với Tổng thống Syria Al-Assad tại khu nghỉ dưỡng Biển Đen ở Sochi.

Ông Putin cho biết, lực lượng quân đội nước ngoài sẽ phải rút khỏi Syria.

Theo tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria, các lực lượng Iran và Hezbollah đã chuẩn bị cho việc rời đi khỏi khu vực Deraa và Quneitra tại phía Nam, Syria.

Cùng với các nước châu Âu, Nga liên tục muốn giữ lại thỏa thuận hạt nhân Iran nhằm tạo áp lực gắn kết với Tehran trong các hoạt động khu vực.

Cả Moscow và Tehran đã phát triển quan hệ thân thiết kể từ khi thỏa thuận hạt nhân đa phương kết thúc giữa quốc gia Hồi giáo và các siêu cường thế giới vào tháng 7/2015.

Cả hai bên liên tục hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria Assad trong suốt nội chiến kéo dài 7 năm qua và cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, cả 3 nước liên tục tìm thấy giải pháp chính trị giảm xung đột thông qua tiến trình Geneva với sự ủng hộ của phương Tây.

Trong một nỗ lực củng cố quan hệ song phương và phối hợp chính sách thống nhất về Syria và Yemen, ông Putin đã có chuyến bay đến Tehran vào đầu tháng 11/2017 gặp gỡ nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei và Tổng thống Hassan Rouhani. Cuộc gặp giữa Nga và Iran đã tập trung vào thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 của Iran, chủ yếu tập trung vào việc xoá bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Tehran để đối lấy những hạn chế trong chương trình nguyên tử của nước này. Hiện thoả thuận trên – còn được gọi là kế hoạch JCPOA đang chịu nhiều sức ép từ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Vài tháng sau đó, vào 26/2, Nga đã phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc về việc gây áp lực lên Iran với cáo buộc vi phạm lệnh cấm vũ khí của Liên Hợp Quốc tại Yemen đồng thời Tehran được cho là đã cung cấp vũ khí cho các phiến quân Houthi tại đây. Gần đây, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã thông báo vào tháng Tư rằng, Moscow đang cân nhắc việc sử dụng tiền tệ quốc gia trong giao dịch với Tehran, thay thế đồng đôla Mỹ hay đồng euro.

Bước ngoặt đối tác chiến lược giữa Nga và Iran

Bởi các động thái ngày càng gia tăng, nhiều nhà chính trị và các chuyên gia đã cho rằng, Iran và Nga đã vượt ra khỏi gắn kết vì lợi ích và bước sang giai đoạn mới của quan hệ đối tác chiến lược và liên minh phát triển.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng, việc lạc quan về liên minh giữa Nga và Iran vẫn được cho là mơ hồ.              

Nga tự ý thức là một siêu cường ngang hàng Mỹ chứ không phải là Iran. Về cơ bản, Moscow liên tục căng thẳng với phương Tây cũng bởi nguyên nhân này. Điện Kremlin đã từng xem Tehran là một đối trọng hoặc là một đòn bẩy cân bằng quan hệ với các siêu cường phương Tây, đặc biệt là Mỹ.

Ngày nay không phải là ngoại lệ. Iran có khả năng trở thành nạn nhân cho tham vọng của Nga cũng như cơ hội chiến lược gia tăng ảnh hưởng của Moscow.

Vào tháng 8, một nhà thầu Nga Atomstroyexport  đã ký hợp đồng với Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran nhằm xây dựng  Nhà máy điện hạt nhân Bushehr.

Theo ông Anton Khlopkov, một thành viên của Hội đồng an ninh Nga, Moscow gần Iran nhằm gây căng thẳng cho Mỹ.

Tehran ký hợp đồng trị giá 800 triệu đôla với Moscow vào năm 2007 mua hệ thống tên lửa đất đối không tân tiến nhằm bảo vệ các khu vực hạt nhân đồng thời đối phó với mối đe dọa từ cuộc không kích của Israel và Mỹ.

Trong khi Iran liên tục gây sức ép từ các trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong thời gian 1696, 1737 và 1747 thì điện Kremlin đã sử dụng Tehran giống như một con chíp đảm bảo lợi ích chiến lược với Washington. Thêm vào đó, các trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Iran xung quanh chương trình hạt nhân không nằm trong chương trình mua bán và chuyển giao vũ khí vào thời điểm đó.

Các hệ thống phòng không cũng đã đến Iran vào năm 2016 sau gần một thập kỷ thỏa thuận mua bán và trì hoãn.

Cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất, mặc dù Moscow liên tục có quan hệ được cho là thân thiết với Tehran nhưng Nga lại không hề do dự ủng hộ Liên Hợp Quốc trong 6 nghị quyết chống Iran.

Các động thái này vẫn có thể thấy trong gần đây khi Nga cùng với các quốc gia phương Tây tiếp tục gây sức ép đối với Iran tại Trung Đông. Moscow vẫn tham gia thỏa thuận hạt nhân mặc dù Mỹ quyết định ra khỏi cuộc chơi nhằm duy trì đòn bẩy và chiến thuật “ẩn mình” sau Tehran và Washington.

Lịch sử gần đây đã thể hiện rõ ràng quan hệ giữa Nga và Iran là “biến số” phụ thuộc vào quan hệ Mỹ và Nga. Giống như những điều trong quá khứ, điện Kremlin sẽ có lợi khi vẫn “chơi cùng” Iran nhằm tiếp tục vị thế thương lượng của mình với Mỹ.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ