• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

"Bóp nghẹt" túi tiền: Kế sách Mỹ đánh bật Iran khỏi Syria?

Thế giới 17/10/2018 09:53

(Tổ Quốc)- Chính quyền Tổng thống Trump đang phát triển một chiến lược mới cho cuộc chiến ở Syria, trong đó tập trung nhắm vào Iran.

Chính quyền Trump đang phát triển một chiến lược mới cho cuộc chiến ở Syria, trong đó sẽ tập trung nhiều hơn vào việc đẩy quân đội Iran và lực lượng ủy nhiệm ra khỏi nước này, theo năm nguồn tin thân cận với kế hoạch.

Chiến lược mới sẽ không triển khai quân đội Mỹ trực tiếp nhắm mục tiêu và giết chết binh sĩ Iran hoặc các lực lượng ủy nhiệm của Iran vì điều đó sẽ vi phạm quyền hạn hiện tại của Mỹ về việc sử dụng vũ lực ở Syria. Quân đội Hoa Kỳ có quyền tự vệ và chỉ có thể tấn công quân đội Iran nếu họ cảm thấy bị đe dọa.

Đòn gián tiếp Nga, Iran tại Syria?

Kế hoạch này sẽ tập trung vào các nỗ lực chính trị và ngoại giao để buộc Iran ra khỏi Syria bằng cách gây sức ép về tài chính. Washington sẽ giữ lại viện trợ tái thiết cho các khu vực có lực lượng Iran và Nga, theo ba nguồn tin thân cận. Mỹ cũng sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Nga và Iran đang tiến hành tái thiết ở Syria.

Bóp nghẹt túi tiền: Kế sách Mỹ đánh bật Iran khỏi Syria? - Ảnh 1.

Iran đang có sự ảnh hưởng đáng kể tại Syria. (Nguồn: Middleeasteye/AFP)

"Có một cơ hội thực sự cho Mỹ và các đồng minh để khiến chính quyền Iran trả tiền cho việc tiếp tục hiện diện tại Syria", Mark Dubowitz, người đứng đầu Quỹ Quốc phòng Dân chủ cho biết.

Nếu chiến lược mới có nghĩa là mở cửa để sử dụng vũ lực chống lại Iran hoặc lực lượng quân sự thân Iran ở Syria thì cần phải có một AUMF mới

Giáo sư Oona Hathaway thuộc trường Luật Yale

Dù vậy, các quan chức quốc phòng Mỹ lo ngại, sự gia tăng tập trung vào Iran và sự hiện diện của tất cả lực lượng các bên ở Syria có thể kéo quân đội Mỹ tiến gần hơn vào xung đột.

Mỹ không được phép mở rộng nhiệm vụ quân sự ở Syria để trực tiếp tấn công tài sản, lực lượng của Iran, theo các chuyên gia pháp lý, vì điều đó sẽ đẩy Washington vi phạm đạo luật quyền sử dụng lực lượng quân sự (AUMF) - được Quốc hội Mỹ thông qua 2001. AUMF hiện cho phép Mỹ sử dụng lực lượng quân sự chống lại IS ở Syria, giới hạn hành động nhằm nhắm vào các nhóm chịu trách nhiệm cho vụ tấn công ngày 11/9/2001 và các cộng sự của chúng.

Giáo sư Oona Hathaway thuộc trường Luật Yale nói: "Nếu chiến lược mới có nghĩa là mở cửa để sử dụng vũ lực chống lại Iran hoặc lực lượng quân sự thân Iran ở Syria thì cần phải có một AUMF mới". "Nhắm mục tiêu vào Iran rõ ràng nằm ngoài phạm vi của AUMF hiện tại, chỉ bao gồm các nhóm có quan hệ với 9/11".

Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết theo kế hoạch mới, quân đội sẽ tiếp tục nói về nhiệm vụ chống IS ở Syria, hạ thấp cuộc chiến chống Iran, và mặt khác, Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao tăng cường tập trung vào việc chống lại Iran bằng cách gây sức ép kinh tế và ngoại giao .

Một quan chức chính quyền Mỹ cho biết, kể từ năm ngoái, chiến lược Syria của ông Trump đã theo đuổi bốn mục tiêu: đánh bại IS, ngăn cản việc ông Assad sử dụng vũ khí hóa học, tạo ra một sự chuyển đổi chính trị ở Damascus, và hạn chế ảnh hưởng mạnh của Iran ở Syria để Tehran không thể đe dọa khu vực, bao gồm việc đảm bảo các lực lượng thân cận Iran rút quân khỏi Syria".

Quan chức trên cũng cho biết,"Căn cứ vào Đạo luật ủy quyền quốc phòng cho năm tài chính 2018, chính quyền sẽ sớm trình lên Quốc hội một chiến lược về Syria phản ánh các ưu tiên chính của tổng thống."

Đôi khi đã đến lúc trở về nhà

Vào tháng 4, Tổng thống Donald Trump nói ông muốn đưa quân đội Mỹ ra khỏi Syria. "Tôi muốn đưa quân đội trở về nhà. Tôi muốn bắt đầu xây dựng lại đất nước của chúng tôi", ông nói trong một cuộc họp báo. "Chúng tôi đã thành công chống lại IS ... nhưng đôi khi đã đến lúc trở về nhà, và chúng tôi đang suy nghĩ về điều đó rất nghiêm túc."

Cả các quan chức Mỹ và các đồng minh quốc tế đều đã thuyết phục ông Trump giữ quân đội Mỹ tại Syria bằng cách nói rằng, việc rời đi là mâu thuẫn với những nỗ lực của ông trong việc cứng rắn với Iran. Nội các của tổng thống, các tướng lĩnh của ông, và các đồng minh ở Trung Đông, đều phản đối việc rút quân. Điều này đã thuyết phục được Tổng thống rằng việc Mỹ rời đi sẽ tạo ra một khoảng trống mà Iran và IS sẽ lấp đầy. Điều đó đã nhận được sự chú ý của ông Trump, theo năm nguồn tin thân cận.

Chính quyền Trump cũng tin rằng các biện pháp trừng phạt mới của họ đang có tác động, và với áp lực kinh tế tiếp tục, Iran sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán cho các lực lượng của mình tại Syria.

Trong khi chiến lược Syria mới không bao gồm nhiệm vụ buộc ông Assad phải ra đi, nội dung văn bản này đề cập rằng, chính phủ Syria mới không thể có quan hệ chặt chẽ với Iran và phải sẵn sàng truy tố những người đã phạm tội chống nhân loại, cũng theo năm nguồn tin trên.

Các lực lượng đối lập Syria do Mỹ hậu thuẫn đã góp phần xóa sổ phần lớn sự hiện diện của IS tại Syria, chiếm hơn 98% diện tích đất đai mà IS từng kiểm soát ở đây. Tuy nhiên, các quan chức quân đội Mỹ cảnh báo rằng các nhóm nhỏ IS sẽ tiếp tục vùng lên và cuộc xung đột ở những nơi này có trở thành các cuộc nổi dậy.

Và mặc dù ông Trump đã nói về việc đưa tất cả quân đội Mỹ về nhà, các chuyên gia tin rằng chiến lược mới này sẽ cho quân đội Mỹ nhiều thời gian ở Syria hơn.

"Bản thân [Tổng thống Trump] là muốn thoát ra," Robert Malley, một cố vấn cấp cao của Tổng thống Obama ở Trung Đông và chiến dịch chống IS nói. "Nhưng họ đã tìm thấy một cách, ít nhất là hiện tại, để giữ chân ông ấy." "Điều này sẽ kéo dài bao lâu? Ai biết được?"

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ