• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bùng phát đại dịch ở Italy: Chế tài nghiêm khắc kiểm soát hệ lụy từ Covid-19

Thế giới 31/03/2020 16:57

(Tổ Quốc) - Cảnh sát Italy liên tục giám sát trên đường phố nhằm đối phó với tình trạng cướp bóc và bạo loạn trong bối cảnh đại dịch bùng phát.

Các căng thẳng từ bạo lực ở Nam Italy

Theo trang SCMP, trong bối cảnh Thủ tướng Giuseppe Conte đang nỗ lực cùng người dân Italy đối phó với dịch bệnh thông qua sắc lệnh phong tỏa toàn nước thì phía Nam Italy đang căng thẳng bởi tình trạng bạo lực, cướp bóc. Các quan chức lo ngại tình trạng phản ứng quá khích của một số đám đông trong bối cảnh lệnh phong tỏa khắp nước.

Bùng phát đại dịch ở Italy: Chế tài nghiêm khắc kiểm soát hệ lụy từ Covid-19 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: EPA-EFE

Cảnh sát Italy liên tục phải túc trực giám sát an ninh trên các đường phố trong bối cảnh các thông tin trên truyền thông xã hội liên tục đưa tin về hoạt động tấn công tại các cửa hàng ở phía Nam. Một công ty phà phá sản đã ngừng dịch vụ trên đảo, chấm dứt việc cung ứng các thực phẩm và thuốc men. Tình trạng này diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Các quan chức bày tỏ lo lắng về động thái bạo lực có thể ảnh hưởng trong quá trình kiểm soát dịch bệnh.

Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza nói vào ngày 30/3 rằng lệnh phong tỏa toàn quốc sẽ kéo dài cho dù tỷ lệ các ca nhiễm Covid-19 tại nước này đã giảm.

Theo các quan chức Italy, việc ngăn chặn tình trạng bất ổn luôn là ưu tiên hàng đầu của chính phủ nước này.

"Chúng ta cần phải hành động nhanh, nhanh hơn nữa. Căng thẳng có thể biến thành bạo lực", Thị trưởng Palermo - Leoluca Orlando nói trên tờ La Stampa.

Trong bối cảnh lệnh phong tỏa kéo dài trong 4 tuần, Bộ trưởng Y tế Speranza cho biết trong một tuyên bố vào ngày 30/3 rằng, Chính phủ sẽ phải làm theo khuyến nghị của các cố vấn khoa học nhằm mở rộng các lệnh phong tỏa cho đến ngày 3/4.

Thủ tướng Italy Conte hiện đang thúc đẩy một gói kích thích kinh tế vào giữa tháng Tư, ít nhất 33 tỷ đôla Mỹ, các quan chức cho biết.

Trong gói kích thích mà Thủ tướng Conte thông báo, Thủ tướng Italy đang cố gắng thúc đẩy kênh hỗ trợ về phía Nam Italy.

"Không ai bị bỏ lại phía sau", Thủ tướng Italy cho biết trong một chương trình truyền hình.

Các nhà lãnh đạo Nam Italy đang kêu gọi hỗ trợ nhiều hơn nữa. Các thiệt hại kinh tế từ lệnh phong tỏa đang đưa Nam Italy vào khủng hoảng.

Điều này khiến Italy phải nỗ lực hơn nữa trong cuộc chiến chống Covid-19. Thủ tướng Conte liên tục nỗ lực hết sức nhằm cứu nguy hệ thống y tế Italy và nỗ lực cùng châu Âu giảm áp lực tài chính cho Italy. Theo nghiên cứu của Prometeia, sản lượng kinh tế của Italy có thể giảm 6.5% trong năm 2020.

Nghiêm khắc trừng phạt

Lệnh phong tỏa ở Italy đã khiến cho 3.7 triệu người Italy đang làm việc trong ngành kinh tế nước này đối mặt với khó khăn vì họ không thể nhận được lương thường xuyên và gặp khó khăn trong việc tiếp cận các trợ cấp thất nghiệp. Phần lớn những đối tượng này đều ở Nam Italy.

Ở phía Nam, nhiều người dân nghèo sống lầm lũi từ ngày này qua ngày khác và làm công việc lặt vặt như bốc dỡ xe tải ở chợ và những người này cũng gặp khó khăn. Chúng ta cần phải báo động tình trạng bạo lực đứng sau là các tổ chức tội phạm gây bất ổn trong thời điểm dịch bệnh", ông Stefano Paoloni – người đứng đầu liên minh cảnh sát - Stefano Paoloni nói trong điện thoại.

Chính phủ cần phải có hành động ứng phó và không được do dự, ông Graziano Delrio – nghị sĩ của Đảng Dân chủ cho biết.

Trong khi đó, giới chuyên gia đã đặt câu hỏi liệu lệnh cấm của Italy có đủ sức để kiềm chế mức độ lây lan mạnh của loại virus chủng mới này hay không.

Thành phố Vũ Hán hiện là thành phố đầu tiên áp dụng lệnh phong tỏa đối với 11 triệu dân từ tháng Một. Hàng không, tàu và xe bus đều tạm hoãn. Lối vào các đường cao tốc đã phong tỏa.

Chính phủ Italy cũng áp chế tài nghiêm khắc đối với người dân nước này. Người dân Italy sẽ phải chịu phạt lên tới 3.350 đôla nếu không tuân thủ sắc lệnh là chỉ ra ngoài mua các nhu yếu phẩm, hãng Reuters đã báo cáo.

Tiến sĩ Giorgio Palu, cựu chủ tịch Hiệp hội Virus học Châu Âu và Ý và là giáo sư về virus học và vi trùng học của Đại học Padova đã nói trên CNN rằng các biện pháp Italy quán triệt sẽ nghiêm khắc giống như Trung Quốc đã từng làm.

"Tuy nhiên, đây là điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm. Chúng ta không thể tụ tập đông người hiện tại", ông Palu nói thêm.

Trong bối cảnh tỷ lệ tử vong gia tăng, các lệnh cấm của Italy không thể nới lỏng trong bất kỳ thời gian nào. Số liệu công bố từ Đại học Johns Hopkins cho biết, trong số 92.472 ca xác nhân, Italy đang có tỷ lệ tử vong cao nhất hành tinh.

Italy là quốc gia thứ hai sau Mỹ có số ca nhiễm Covid-19 cao trên thế giới.

Các chuyên gia cho biết, điều này kết hợp nhiều yếu tố, trong đó tỷ lệ tử vong cao là những người già và phương pháp xét nghiệm không phản ánh đầy đủ những người bị nhiễm Covid-19.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ