• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bước ngoặt quan hệ Nga - Ấn tăng cường giữa các căng thẳng với Trung Quốc

Thế giới 09/09/2020 13:55

(Tổ Quốc) - Theo Asia Times, Moscow và New Delhi hiện đang tồn tại "mối quan hệ yêu - ghét" với Bắc Kinh.

Cả Ấn Độ và Nga đều đang có nhiều nỗ lực trong các tháng gần đây nhằm thúc đẩy quan hệ song phương hai nước. Kể từ khi lệnh phong tỏa áp dụng tại Ấn Độ do dịch bệnh Covid-19, hai chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh đều diễn ra ở Nga. Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar cũng đã có chuyến công du quốc tế lần đầu tiên tại Nga trong tuần này kể từ cuối tháng Ba. Thêm vào đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ đến Delhi vào cuối năm nay tham gia thượng đỉnh song phương Ấn Độ - Nga.

Đâu là nguyên nhân tạo nên sức mạnh quan hệ  Ấn Độ và Nga? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AFP

Trong quan điểm về căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Nga có thể lo ngại về việc New Delhi trở thành một phần trong khuôn khổ chính sách chung do Mỹ dẫn đầu đối phó với các thách thức của Bắc Kinh. Mặt khác, một số ý tưởng ở Delhi cho rằng Nga có thể ra khỏi khung khuôn khổ của Trung Quốc bằng việc hợp tác với các quốc gia khác. Chẳng hạn như New Delhi có xu hướng ủng hộ Moscow tham gia nhóm G10 mở rộng sau khi Tổng thống Trump nêu rõ hoạt động của nhóm này từ đầu năm nay. Các nỗ lực gần đây của Ấn Độ thúc đẩy quan hệ ba bên giữa Nga, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ đưa Moscow tương tác trong khuôn khổ đa phương đối đầu với Trung Quốc.

Theo tờ Asia Times, Nga đang lo lắng về các hoạt động của Trung Quốc trong khu vực. Hồi tháng Bảy, trên các mạng xã hội Trung Quốc, một số ý kiến cho rằng, lãnh thổ Trung Quốc kéo dài đến tận Vladivostok. Trước đó, một công ty quốc phòng của Nga từng cáo buộc Trung Quốc "sao chép trái phép" khí tài quân sự của Nga vào tháng 12/2019. Cũng trong tháng Bảy, Nga đã quyết định ngừng bàn giao hệ thống tên lửa đất đối không S-400 cho Trung Quốc. Moscow cũng từng tỏ ra không hề thoải mái với các ảnh hưởng kinh tế và quân sự của Bắc Kinh ở Trung Á.

Quá trình phát triển này cho thấy sự xuất hiện các bất ổn mới có khả năng làm rạn nứt quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh. Các hành động của Bắc Kinh đang ảnh hưởng đến quan hệ đối tác của Moscow ở các khu vực khác. Theo báo cáo, Ấn Độ đã quyết định rút khỏi cuộc tập trận quân sự Kavkaz 2020 của Nga vì có sự tham gia của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, theo tờ báo, trong khi Moscow vẫn duy trì trạng thái chiến lược tự chủ và độc lập với Trung Quốc thì một số thách thức được đánh giá đang cản trở Nga tách rời khỏi Trung Quốc và quan hệ hợp tác với phương Tây bao gồm:

Đầu tiên, không giống như những năm 1970, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Nga ngày nay là rất ít còn Moscow rõ ràng đang phụ thuộc vào Bắc Kinh trong lĩnh vực thương mại. Chẳng hạn như, vào năm 2018, trong khi thương mại của Nga với Trung Quốc ước tính khoảng 15,5% so với tổng kim ngạch thì chỉ 0,8% tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc là duy trì với Nga. Thương mại tập trung vào nguyên liệu thô trong khi xuất khẩu năng lượng từ Nga ước tính chiếm hơn 70%.

Về hợp tác công nghệ, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham gia ký kết lộ trình hợp tác giai đoạn 2021-2022. Bên cạnh sử dụng các thiết bị trong chương trình thử nghiệm mạng 5G (viễn thông thế hệ thứ năm của Nga) thì Huawei cũng đã mở một phòng nghiên cứu liên quan đến trí tuệ nhân tạo ở Moscow. Các báo cáo cho biết hai quốc gia đang cùng hợp tác tích hợp hệ thống định vị vệ tinh của nhau.

Bắc Kinh đã tương tác với Moscow và trang bị tốt nhằm ngăn chặn sự tham gia của Nga làm thay đổi cán cân cân bằng quyền lực ở châu Á.

Thứ hai, Nga ngày nay không có thế mạnh kinh tế tiềm năng bằng Trung Quốc. Bắc Kinh liên tục cung cấp nguồn lao động giá rẻ cho các công ty Mỹ và châu Âu nhằm hưởng lợi từ sự tham gia này. Trong cấu trúc hiện tại, kinh tế Nga rất khó để mang đến cơ hội tương tự giống Trung Quốc đối với các công ty Mỹ và châu Âu ở nước này. Do đó, ngay cả khi Mỹ và Nga có quan hệ hợp tác kiềm chế Trung Quốc thì trục xoay kinh tế để duy trì bước đi như vậy sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực đáng kể.

Thứ ba, mặc dù nền kinh tế của Nga đang yếu hơn so với Trung Quốc nhưng Nga vẫn tồn tại nhiều lo lắng đối với các quốc gia phương Tây. Trong khi Trung Quốc là quốc gia lớn thì ảnh hưởng của nước này mới chỉ nhìn thấy rõ ở một số nước tại châu Á. Gần đây, Moscow liên tục bị nghi ngờ tiến hành các hoạt động gây ảnh hưởng đến phương Tây cũng như các cáo buộc đánh cắp kết quả nghiên cứu về bệnh Covid-19. Moscow lên tiếng bác bỏ cáo buộc này.

Cuối cùng, trong khi các yếu tố lãnh đạo chính trị của Mỹ gần đây đã phần nào tìm cách gần gũi hơn với Nga thì một số vẫn giữ quan niệm giống với thời Chiến tranh Lạnh. Vì vậy, khả năng Điện Kremlin cắt đứt quan hệ chiến lược đặc biệt với Bắc Kinh sẽ phải phụ thuộc vào việc Mỹ có thể thay đổi quan điểm của mình hay không.

Theo Asia Times, các khía cạnh đưa ra không phải là lập luận việc Ấn Độ hay phương Tây nên kiềm chế phát triển quan hệ bền chặt với Nga mà thay vào đó, New Delhi và Washington sẽ phải đối mặt nhiều hơn với các thách thức nếu hai nước muốn xây dựng liên minh mạnh mẽ đối phó với các thách thức của Bắc Kinh.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ