• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bước tiến nhỏ nhưng có sức mạnh ngàn cân trong tham vọng vươn tới mặt trăng của Trung Quốc

Thế giới 10/06/2020 10:58

(Tổ Quốc) - Tờ SCMP đưa tin, một nhóm nghiên cứu Trung Quốc mới đây tuyên bố đã phát triển được một vật liệu từ bụi nhân tạo bạc với sức bền đủ để xây dựng một căn cứ trên mặt trăng.

Các nhà khoa học của Học viện Vật lý và Hóa học Tân Cương đã thành công biến đổi bụi nhân tạo thành một vật liệu xây dựng có sức bền cao gọi là sợi bazan. Thông qua thử nghiệm, sợi này có sức kéo căng lên tới 1,4 gigapascal.

Bước tiến nhỏ nhưng có sức mạnh ngàn cân trong tham vọng vươn tới mặt trăng của Trung Quốc - Ảnh 1.

(ảnh minh họa: SCMP)

Hồi tháng 2, Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã sử dụng bụi mặt trăng và urea để chế tạo vật liệu xây dựng có thể chịu được áp lực 32 megapascal – bằng khoảng một nửa so với một số loại bê tông thương mại. Và quay ngược lại năm 1998, "bê tông không cần nước" của NASA làm từ mô phỏng bụi mặt trăng từng bị gãy vỡ khi bị kéo ở mức lực 3,7 megapascal.

Các kết quả mới nhất đem lại "các giá trị tham chiếu giá trị cho việc xây dựng một căn cứ trên mặt trăng sử dụng các nguồn vật liệu ngay tại chỗ", ông Ma Pengcheng viết trong bài báo mới đăng tải trên tạp chí Scientia Sinica Technologica.

Một trong những vấn đề lớn nhất khi xây dựng một công trình trên mặt trăng đó chính là chi phí. Ông Ma ước tính, trọng lượng của mỗi loại vật liệu cần phải vận chuyển lên Mặt trăng là từ 50.000 – 90.000 kg.

Theo NASA, một căn cứ trên mặt trăng cần 12.000 tấn bê tông cùng thép, nước và các vật liệu khác. Nó đồng nghĩa với mức chi phí lên tới hơn 1 nghìn tỷ USD chỉ riêng cho việc vận chuyển các vật liệu này từ Trái đất.

Tuy nhiên, sợi bazan có thể thay đổi điều trên nếu sản xuất thành công được ngay trên mặt trăng.

Nhóm của ông Ma tạo ra sợi bazan từ bụi nhân tạo mặt trăng chủ yếu tìm được ở Núi Changbai – một ngọn núi lửa còn hoạt động nằm ở biên giới Trung Quốc và Triều Tiên. Thành phần của bụi nhân tạo bao gồm 48% silicon dioxide và 17% aluminium oxide – gần giống với các mẫu thử được tàu Apollo 14 của NASA đem về từ mặt trăng vào năm 1971.

Một tài liệu của Trung Quốc về xây dựng căn cứ trên mặt trăng từng đề cập tới các tấm gương khổng lồ phản chiếu ánh sáng từ mặt trời tới một thiết bị thu nhiệt có khả năng nóng tới 1.000 độ C thậm chí là cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc sợi bazan có thể được tạo ra ngay tại mặt trăng. Phần lớn nó sẽ được kết hợp với các vật liệu khác, nhưng sợi bazan cũng có thể được sử dụng riêng để chế tạo một số bộ phận quan trọng.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều có tham vọng lớn đối với mặt trăng.

Tổng thống Donald Trump đang thúc đẩy việc đưa người Mỹ trở lại mặt trăng vào năm 2024 với các kế hoạch xây dựng trạm không gian khổng lồ xoay quanh mặt trăng cũng như để con người sinh sống ngay tại mặt trăng. Còn năm ngoái, Trung quốc đã gửi một phi thuyền không người lái lên mặt trăng để thu thập các mẫu thử đem về Trái đất. Bắc Kinh muốn xây dựng một trạm tự động trên bề mặt mặt trăng trước khi cử phi hành gia lên đó.

Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ