• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

​Các giá trị di sản văn hoá là nền tảng phát triển du lịch Ninh Thuận

02/04/2018 08:00

(Cinet) - Ninh Thuận là vùng đất nổi tiếng với các di tích của dân tộc Chăm và Raglay... cùng nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa. Cùng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang xơ, những giá trị di sản văn hóa chính là những nền tảng vững chắc để Ninh Thuận phát triển du lịch.

(Cinet) - Ninh Thuận là vùng đất nổi tiếng với các di tích của dân tộc Chăm và Raglay... cùng nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa. Cùng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang xơ, những giá trị di sản văn hóa chính là những nền tảng vững chắc để Ninh Thuận phát triển du lịch.



Đậm đà bản sắc văn hóa

Ninh Thuận có quần thể đền tháp Chăm lớn nhất Việt Nam. 

Tháp Pô Klông Girai. Ảnh: Lê Văn Hùng



Ninh Thuận được đánh giá là một trong những vùng trọng điểm trong phát triển du lịch của cả nước từ nay đến năm 2020. Khí hậu đặc thù ít mưa, nhiều nắng là một lợi thế tự nhiên để có được những loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao và trở thành đặc sản của địa phương như: Nho, táo, tỏi, dê, cừu, Măng Tây, Nha Đam..;gắn liền với những danh lam thắng cảnh, hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao như vườn QG Phước Bình và Núi Chúa; dọc theo chiều dài 105 Km bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, đã nổi tiếng từ lâu như bãi tắm Ninh Chữ - Bình Sơn, Cà Ná, Vĩnh Hy, Bình Tiên, bãi Thùng, bãi Hỏm, mũi Dinh và Nam Cương...kết nối cùng 50 di tích văn hóa lịch sử vật thể và phi vật thể, trong đó có 14 di tích cấp quốc gia (bao gồm 2 di tích đặc biệt cấp quốc gia), góp phần tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù riêng có của Ninh Thuận.



PGS.TS Phạm Trung Lương – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch cho biết, tại Ninh Thuận có quần thể đền tháp Chăm lớn nhất Việt Nam. Khác với di sản văn hóa Chăm Thánh địa Mỹ Sơn đã được thế giới công nhận (là di tích còn lại của vương triều Chămpa), di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận là di sản “sống” trong cộng đồng. Không nơi đâu trên đất nước Việt Nam dấu ấn văn hóa Chăm lại sâu đậm như ở Ninh Thuận.



Cùng với những điểm nhấn của tỉnh như “thủ phủ” Nho của cả nước hay văn hóa đặc sắc lễ hội Ka Tê của đồng bào Chăm, các di tích của dân tộc Chăm luôn được chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân vun tay xây đắp tạo nên nên những hình ảnh, thương hiệu đặc trưng để quảng bá, có sức lan tỏa cao làm nền tảng cho du lịch tỉnh nhà phát triển.

Kết quả trong 5 năm gần đây lượt khách tăng trưởng bình quân 16% năm, thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch tăng trưởng bình quân 15% năm. Riêng trong năm 2017 lượt khách đạt 1.900.000 lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 61.000 lượt người (tăng 10,91% so năm trước); khách nội địa đạt 1.839.000 lượt người (tăng 11,79% so năm trước), thu nhập xã hội từ du lịch đạt 883 tỷ đồng, tăng 17,73% so năm 2016. - Nguồn: sở VHTTDL Ninh Thuận



Bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa đặc sắc gắn với du lịch

Không nơi đâu trên đất nước Việt Nam dấu ấn văn hóa Chăm lại sâu đậm như ở Ninh Thuận.

Ảnh: Lê Văn Hùng
 



Theo ông Châu Thanh Hải, Sở VHTTDL Ninh Thuận, du lịch và văn hóa là hai yếu tố tương tác, phụ thuộc và bổ sung cho nhau. Việc bảo tồn di sản văn hóa, gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn hóa đặc sắc càng trở nên cấp bách đối với tỉnh Ninh Thuận. Vấn đề đặt ra hiện nay là chính quyền địa phương và cộng đồng làm du lịch phải khai thác một cách hợp lý giá trị các di sản văn hoá của Ninh Thuận phục vụ cho du lịch.



Bên cạnh yếu tố quan trọng hàng đầu là đầu tư về cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, vấn đề đầu tư cho công tác tôn tạo, bảo tồn di sản văn hoá đồng thời làm cho người dân hiểu được việc phát triển du lịch hợp lý là vô cùng quan trọng. Đó chính là một trong những cách thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa một cách tốt nhất.

Làng gốm Bàu Trúc. Ảnh: Lê Văn Hùng



Trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Ninh Thuận, tỉnh sẽ phát triển 06 không gian du lịch gồm: (i)không gian du lịch vùng đông bắc (dải ven biển từ Bình Tiên - Vĩnh Hy - Ninh Chữ và Vườn quốc gia Núi Chúa, Phước Bình) đối với sản phẩm du lịch nghĩ dưỡng cao cấp; (ii) Không gian trung tâm (Khu vực thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và vùng phụ cận, dọc theo QL 27) đối với sản phẩm du lịch đô thị; du lịch biển; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái nông nghiệp; (iii) Không gian phía nam từ huyện Ninh Phước (bãi biển Tuấn Tú) đến huyện Thuận Nam (bãi biển Cà Ná) đối với các sản phẩm du lịch biển; du lịch tìm hiểu văn hóa, làng nghề; du lịch khám phá đồi cát; du lịch thể thao mạo hiểm; (vi) Không gian vùng Tây Bắc (Thuộc huyện Bác Ái và huyện Ninh Sơn) là các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch giải trí, thể thao; du lịch văn hóa, di tích lịch sử.



Như vậy, có thể thấy rằng du lịch văn hóa đóng vai trò quan trọng trong các loại hình du lịch của tỉnh Ninh Thuận.



Ông Châu Thanh Hải cũng chia sẻ, trong năm nay, Ninh Thuận sẽ tiếp tục xây dựng hồ sơ khoa học, trình UNESCO xem xét, công nhận quần thể tháp “Po Klongarai” và “Nghệ thuật làm Gốm truyền thống của người Chăm làng gốm Bàu Trúc” là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Thế giới; song hành cùng với việc xây dựng Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2018 – 2023. Nhằm tạo ra một chuỗi sản phẩm di sản văn hóa đặc sắc của tỉnh kết nối các giá trị tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phục vụ cho việc khai thác và phát triển du lịch bền vững./.

Gia Linh

NỔI BẬT TRANG CHỦ