• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Cân não hạt nhân Nga – Mỹ: Thực hư sức mạnh sát thương

Thế giới 10/08/2018 07:07

(Tổ Quốc) -Có thể không cần phải lo lắng về một cuộc tấn công hạt nhân Nga nhằm vào nước Mỹ.

Trong bối cảnh đang có nhiều lo ngại về một cuộc chiến tranh lạnh mới, một cuộc nghiên cứu của Fox News về kho vũ khí hạt nhân của Nga cho thấy rằng có thể không cần phải lo lắng về một cuộc tấn công nhằm vào nước Mỹ.

Các chuyên gia chiến tranh hạt nhân nói rằng kho vũ khí hạt nhân của Nga chủ yếu là để phòng thủ, và rằng, trong khi Moscow có lựa chọn "tấn công phủ đầu", họ ít có khả năng sử dụng nó. Trong thực tế, một cuộc tấn công phủ đầu sẽ không có nhiều hiệu quả, theo các chuyên gia quân sự.

Kịch bản Nga tấn công phủ đầu?

Omar Lamrani, một chuyên gia quân sự cấp cao của Stratfor nói với Fox News: "Bởi vì chúng ta đều có bộ ba hạt nhân, trong đó, Mỹ dựa nhiều hơn vào lực lượng hải quân, và đối với Nga, họ chủ yếu dựa vào lực lượng trên bộ". Bộ ba hạt nhân là cấu trúc lực lượng quân sự có sử dụng hạt nhân, bao gồm lực lượng mặt đất, tàu ngầm hải quân và máy bay chiến lược của không quân.

Kịch bản chiến tranh hạt nhân hiện tại không chỉ đến từ các siêu cường như Nga và Mỹ. 

"Bởi vì họ (Nga) có hải quân yếu hơn (Mỹ), họ có xu hướng sử dụng một chiến lược phòng thủ hơn," Lamrani nói. "Cách suy tính giúp họ bù đắp cho những điểm yếu quân sự chính."

Quân đội Nga hoạt động với một khoản ngân sách ít hơn nhiều so với lực lượng Mỹ. Với dự luật quốc phòng năm 2019 ở mức 700 tỷ USD, Mỹ đã chi cao gấp hơn 14 lần so với Nga. Trong khi, số lượng lục quân của Nga nhiều hơn Mỹ, thì quy mô không quân và lực lượng hải quân Nga là ít hơn đáng kể, điều này khiến cấu trúc quân sự tổng thể của Moscow yếu hơn Mỹ rất nhiều.

Lamrani cũng cho rằng, Nga muốn New START - Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới- tiếp tục được duy trì và tiếp tục ở thế trận bình đẳng với Mỹ vì điều này mang lại cho Moscow một vị thế trên chính trường ngoại giao toàn cầu. Hiệp ước New START giữa Hoa Kỳ và Nga đã được gia hạn khoảng ba lần kể từ khi được phê chuẩn vào năm 2010 như là bản sửa đổi của hiệp ước trước đó. Theo New START, số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược sẽ giảm một nửa và hiệp ước này cũng giới hạn số lượng đầu đạn chiến lược được triển khai ở mức 1.500.

Nếu hiệp ước này bị dỡ bỏ, Nga sẽ chưa thể phát triển thêm kho vũ khí hạt nhân của mình và sẽ bị đặt ở thế bất lợi nghiêm trọng, nhà phân tích quân sự này cho hay.

"Nếu không có giới hạn về vũ khí hạt nhân, Nga sẽ không thể cạnh tranh với Mỹ," Lamrani nói. "New START mang lại cho họ một vị thế mặc cả."

Mỹ - Nga đối đầu: Lưỡng bại câu thương?

Dù vậy, các chuyên gia hạt nhân khác nói rằng, nếu có một sự leo thang giữa Hoa Kỳ và Nga, thì đây vẫn có thể là một tình huống khó khăn.

“Không có người chiến thắng. Hans Kristensen, giám đốc dự án thông tin hạt nhân tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, nói với Fox News: “Nếu mọi thứ bắt đầu leo thang và leo thang vượt mức kiểm soát, chúng ta sẽ nhanh chóng thấy được sự đối đầu mạnh mẽ về vũ khí hạt nhân. Chúng ta đang nói về hàng trăm vũ khí hạt nhân được phóng qua lại. ”

Kristensen cũng nói rằng, việc so sánh các kho vũ khí hạt nhân của ngày hôm nay với những kho vũ khí của Chiến tranh Lạnh là một điều tồi tệ. "Khi chúng tôi nghe các chính phủ nói về quy mô kho dự trữ của họ, họ thường so sánh chúng với Chiến tranh Lạnh," ông nói. "Các quan chức chính phủ Mỹ sẽ nói '[kho dự trữ của chúng tôi ngày hôm nay là dưới 4.000 đầu đạn; chúng tôi chưa từng có ít như vậy kể từ những năm Eisenhower. '”

“Và tất nhiên, vấn đề là chỉ có vậy, có ít hơn trong Chiến tranh Lạnh, nhưng vũ khí chúng ta có ngày nay vô cùng hiệu quả hơn những vũ khí những năm Eisenhower. Đó là một so sánh rất khập khiễng bởi vì bạn có thể làm được nhiều hơn với những gì bạn có ngày hôm nay. ”

Các nhà khoa học hạt nhân chỉ ra rằng nhiều quốc gia khác - Pháp, Trung Quốc, Anh, Israel, Pakistan và Ấn Độ - xây dựng kho vũ khí hạt nhân của họ chọn lọc trong nửa cuối thế kỷ 20- đã nâng tổng số lượng vũ khí hạt nhân trên toàn cầu. Trong khi những thế lực hạt nhân trong chiến tranh lạnh đã giảm, các quốc gia khác như Triều Tiên đang gia tăng quy mô lực lượng của họ. Kristensen nói thêm rằng ông tin rằng mối đe dọa hạt nhân lớn nhất có khả năng đến từ các kịch bản khu vực như  Ấn Độ và Pakistan, hay trên bán đảo Triều Tiên. Một cuộc xung đột như vậy có thể sẽ thu hút các cường quốc hạt nhân lớn hơn tham dự vào.

Kristensen cho biết: "Vì vậy, hiện tại bạn có thể tưởng tượng một kịch bản mà Mỹ không tiến hành xung đột hạt nhân của riêng họ, mà thông qua một kịch bản khu vực nơi mà sau đó họ sẽ phải sử dụng lực lượng hạt nhân". Và nếu Mỹ tham gia, ông nói thêm, các bạn có thể dự đoán rằng, "những thế lực khác như Trung Quốc hay Nga có thể can dự để bảo vệ phía bên kia."

Và khi New START sẽ hết hạn vào năm 2021, Kristensen nói rằng vấn đề gây tranh cãi nhất có thể là liệu hiệp ước này có được gia hạn thêm năm năm nữa hay không. Nếu không làm như vậy, ông nói thêm, cuộc tranh luận về vấn đề này có thể trở thành một vấn đề toàn cầu gây tranh cãi.

“Tôi nghĩ nếu New START hết hạn, điều này có nghĩa là lần đầu tiên kể từ thập niên 70, chúng ta sẽ không có giới hạn, không có ràng buộc đối với các lực lượng chiến lược của Mỹ và Nga,” ông nói.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ