• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Căng thẳng của Nga giữa áp lực Trung Đông

Thế giới 20/10/2020 21:17

(Tổ Quốc) - Các vấn đề ở Belarus, Nagorno-Karabakh và Kyrgyzstan đang gây ra áp lực đối với Moscow.

Một vòng cung bất ổn đã xuất hiện ở vùng ngoại vi của Nga ở phía Tây và Tây Nam bao gồm Belarus, Nagorno-Karabakh và Kyrgyzstan. Những khu vực này rất quan trọng đối với an ninh quốc gia của Nga và mong muốn trở thành một cường quốc đang trỗi dậy trên trường quốc tế.

Căng thẳng của Nga giữa áp lực Trung Đông - Ảnh 1.

Tổng thống Putin. Ảnh: AFP

Belarus hiện là vùng đệm thực tế của Nga với phương Tây. Moscow không thể để Belarus bị hút vào quỹ đạo của phương Tây, tờ Asia Time viết.

Tổng thống Alexander Lukashenko được cho rằng không phải là một đồng minh đáng tin cậy nhưng Moscow không có lựa chọn nào khác ngoài việc ủng hộ ông.

Trong tâm của Nga là cung cấp không gian và nguồn lực cho chính quyền Tổng thống Alexander Lukashenko nhằm đẩy lùi cuộc cách mạng màu và khôi phục quyền cai trị theo hiến pháp.

Xung đột ở Nagorno-Karabakh bắt đầu vào tháng Bảy giữa Azerbaijan và Armenia và được đánh giá là có ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của Nga.

Không hề ngạc nhiên khi liên kết Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đã gây ra lo lắng cho người Nga bởi tư tưởng "đế chế Ottoman" từ lâu đã ăn sâu trong tư tưởng của Tổng thống Erdogan và việc Ankara sử dụng có chọn lọc các nhóm Hồi giáo cực đoan làm công cụ địa chính trị. Tổng thống Erdogan đã mở rộng hỗ trợ toàn diện cho nỗ lực của người Azerbaijan nhằm giành lại quyền kiểm soát tỉnh Nagorno-Karabakh. Động thái này làm suy yếu năng lực của Moscow trong nỗ lực tác động đến Tổng thống Azerbaijan - Ilham Aliyev.

Theo Asia Times, Moscow tuân theo các nghĩa vụ của hiệp ước nhằm đảm bảo an ninh cho Armenia nhưng Thủ tướng Armenia - Nikoi Pashinyan lại đang muốn đưa quốc gia này đi vào quỹ đạo của phương Tây và muốn nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng Armenia tại Mỹ và Pháp.

Một cách công bằng, Moscow cũng có nghĩa vụ điều hòa xung đột Nagorno-Karabakh trong khuôn khổ của nhóm Minsk – có sự tham gia của Mỹ và Pháp.

Một mâu thuẫn xảy ra là nhóm Minsk sẽ không thể làm thỏa mãn quyết tâm của người Azerbaijan về việc tranh giành quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh và muốn gây áp lực khiến Armenia phải rời khỏi vùng đất chiếm đóng.

Azerbaijan bày tỏ nghi ngờ từ tác động của nhóm Minsk và hi vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp phá vỡ sự bế tắc. Mỹ và Pháp sẵn sàng nhượng cho Nga quyền đại diện chủ trì cuộc họp nhóm Minsk.

Sự rạn nứt trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga liên quan đến một số vấn đề khu vực không chỉ ở Syria, Libya và Đông Địa Trung Hải mà còn ở biển Đen, Ukraine, Georgia và có thể điều này sẽ mang đến lợi ích cho Mỹ.

Thêm vào đó, Nga cũng có quan hệ đối tác kinh tế song phương mạnh mẽ với Thổ Nhĩ Kỳ. Các đồng minh Trung Đông của Mỹ xem Ankara như kẻ thù tồn tại và cho rằng việc phá vỡ quan hệ giữa Ankara và Moscow sẽ khiến Tổng thống Erdogan giảm đi ảnh hưởng về phạm vi quy mô. Moscow thực sự đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đầu tư rất nhiều vào quan hệ với Tổng thống Erdogan. Nga hiện là bên liên quan khiến Tổng thống Erdogan xa rời phương Tây và lưu ý rằng bất kỳ áp lực quá mức nào đối với Thổ Nhĩ Kỳ đều có thể rơi vào phản tác dụng. Đức đang chờ đợi một lời đề nghị mới cho Thổ Nhĩ Kỳ về quan hệ đối tác với EU.

Tổng thống Putin đang di chuyển thận trọng và không hề muốn phá vỡ mối quan hệ đối tác giữa Moscow và Ankara. Về phần minh, Tổng thống Erdogan từng là bậc thầy tài năng nhưng cũng đưa ra một số yêu cầu đối với Nga trong tuần trước.

Theo Asia Times, cuộc điện đàm của Tổng thống Erdogan với Tổng thống Putin vào ngày 14/10 cho thấy ông vẫn tiếp tục quan tâm đến việc hợp tác với Nga không chỉ ở Kavkaz mà còn ở Syria trong khi quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành thử nghiệm tên lửa chống đạn đạo S-400 của Moscow sau nhiều lần trì hoãn. Hệ thống này mang đến một thông điệp lớn tới Moscow khẳng định tầm quan trọng của chiến lược mà Ankara chú trọng trong quan hệ đồng minh với Nga.

Nói như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ cũng hy vọng Nga có thể chấp nhận sự hiện diện của mình ở Caucasus – nơi di sản đế chế Ottoman là một thực tế thuyết phục trong ký ức hoài niệm từ xa xưa của Thổ Nhĩ Kỳ. Là một cường quốc đang đi lên trong khu vực, Ankara mong muốn mở rộng ảnh hưởng của mình là điều đương nhiên.

Thổ Nhĩ Kỳ thuộc về khu vực này và không phải là quốc gia bên ngoài như Mỹ hay Pháp. Điều này sẽ được xem là vô ích nếu chống chọi lại Thổ Nhĩ Kỳ trong chính môi trường của họ. Ngược lại, Nga có thể nhận thấy lợi thế khi có Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác mang tính xây dựng vì sự ổn định khu vực ở Kavkaz.

NATO cũng gia tăng sự hiện diện ở Afghanistan trong hơn 15 năm. Rõ ràng, các biến động ở ngoại vi phía tây và tây nam của Nga là biểu hiện của cuộc đấu tranh địa chính trị giữa Nga và Mỹ. Vì vậy, Moscow sẽ cần đến một chiến lược đối phó.


Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ