• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Cạnh tranh Mỹ-Trung: Châu Á lo ngại đối mặt với chiến tranh lạnh mới

Thế giới 24/09/2020 10:49

(Tổ Quốc) - Một số quốc gia châu Á có quan hệ kinh tế sâu sắc với Trung Quốc đang bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington.

Tại cuộc họp trực tuyến Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh rằng, thế giới không thể có được tương lai khi hai nền kinh tế lớn nhất chia rẽ.

Cạnh tranh Mỹ-Trung: Châu Á lo ngại đối mặt với chiến tranh lạnh mới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Bloomberg

Theo trang SCMP, căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ bắt đầu leo thang vào giữa năm 2018 khi Washington tuyên bố về chiến tranh thương mại và điều đó tiếp tục kéo dài đến hiện tại. Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bác bỏ các đàm phán thương mại tiếp theo với Trung Quốc nhưng Bắc Kinh nói rằng nước này vẫn cam kết thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 mà cả hai bên đã ký kết từ tháng Một.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục đi xuống sau các xung đột giữa hai siêu cường về cạnh tranh công nghệ cùng với các cáo buộc về dịch bệnh cũng như các vấn đề khác. Các căng thẳng như vậy đang khiến các quốc gia châu Á lo ngại về một cuộc chiến tranh lạnh mới đầy phức tạp.

Theo trang SCMP, nhấn mạnh tại cuộc họp trực tuyến Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Trung Quốc nên cân nhắc đến vấn đề khủng hoảng y tế toàn cầu và khuyến khích các nước ý thức đến vấn đề này trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ trích Mỹ gián tiếp làm suy yếu chủ nghĩa đa phương.

Các nhà lãnh đạo khác trên thế giới kêu gọi động thái cải cách trong Liên hợp quốc đồng thời đề cập đến sự gia tăng rủi ro địa chính trị. Tổng thư ký Liên họp quốc António Guterres đã có bài phát biểu cảnh báo về mối nguy hiểm quan trọng mà thế giới phải đối mặt và có thể liên quan đến chiến tranh lạnh.

"Thế giới của chúng ta không thể có được tương lai trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu chia cắt. Sự rạn nứt bắt nguồn từ việc mỗi quốc gia có quy tắc về tài chính và thương mại cũng như năng lực mạng và khả năng tình báo riêng", ông nói.

"Sự tách biệt về công nghệ và kinh tế mang lại rủi ro không lường trước được liên quan đến kịch bản chia cắt quân sự và địa chiến lược. Chúng ta phải tránh điều này bằng mọi giá", Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh.

Tại Liên hợp quốc, trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra tầm nhìn kiểm soát toàn cầu thì Tổng thống Trump vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách "Nước Mỹ trên hết". Điều này đang mở rộng khoảng cách về định hướng trái ngược giữa hai siêu cường và khiến châu Á lo lắng.

Theo trang SCMP, các quốc gia nhỏ hơn đang cố gắng tránh rơi vào căng thẳng giữa hai nước nhưng điều đó trở nên khó khăn hơn khi căng thẳng leo thang. Washington gần đây liên tục tạo áp lực cho Bắc Kinh xung quanh sáng kiến Vành đai và Con đường cũng như các vấn đề liên quan đến gã khổng lồ viễn thông Huawei.

Ông Alexander Neil – một chuyên gia chiến lược tại Singapore nói rằng các lo lắng tiếp tục leo thang tại Đông Nam Á trong bối cảnh các quốc gia như Singapore đang giữ cân bằng quan hệ kinh tế với Trung Quốc và quan hệ an ninh với Mỹ.

"Nhiều quốc gia Đông Nam Á vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ kinh tế sâu sắc với Trung Quốc nhưng mô hình tiếp cận trong cách quản trị của Trung Quốc đang gặp nhiều cản trở", ông nói.

"Đông Nam Á luôn cẩn trọng về quá trình phân phối hàng hóa trong khu vực và đánh giá mức độ an ninh trong tương lai gần. Tôi cho rằng Mỹ là quốc gia có thể cung cấp các mặt hàng như vậy", ông Alexander Neil nói.

Tại Liên hợp quốc, Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte đã nhắc lại kết quả của tòa án năm 2016 về một phán quyết có lợi cho Manila và bác bỏ hầu hết các yêu sách của Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông.

Ông Aaron Rabena, một chuyên gia nghiên cứu lộ trình châu Á – Thái Bình Dương nói rằng các đánh giá của ông Duterte phản ánh rằng ông muốn tuyên bố của Manila phải được tôn trọng nhưng không hề muốn căng thẳng giữa các siêu cường lớn biến thành xung đột.

"Các vấn đề kinh tế trong khu vực đang bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh và căng thẳng Mỹ-Trung. Cho dù cuộc tấn công quân sự của Mỹ tại Philippine diễn ra trên đất của Philippine hay bất kỳ cuộc tấn công nào của Mỹ đều phải có sự tham gia của nước này", ông Duterte nhấn mạnh.

Tương tự, các lo lắng về căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng đang ảnh hưởng ít nhiều trong xung đột biên giới Himalaya.

Madhav Das Nalapat, Giám đốc khoa địa chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Manipaul nói rằng, Ấn Độ không hề muốn hợp tác với Mỹ nhưng nhận thấy cần phải liên kết với Washington trong bối cảnh căng thẳng với Bắc Kinh. Tương tự như vậy, Bắc Kinh đã từng hợp sức với Washington đối phó với Moscow trong suốt Chiến tranh Lạnh.

"Nếu Ấn Độ muốn định hình lại nhóm các quốc gia đối phó với thách thức từ Trung Quốc thì điều này có thể xảy ra. Nguy cơ tiềm ẩn nếu New Delhi muốn tìm đến bên thứ ba phối hợp đối phó, chuyên gia này cho biết.

"Trong kịch bản như vậy của Trung Quốc và phản ứng mạnh mẽ từ Mỹ có thể khiến cho tình hình thế giới nói chung và châu Á nói riêng đang trở nên căng thẳng hơn. Chiến tranh 2.0 có thể mới chỉ đang bắt đầu", chuyên gia này phỏng đoán.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ