• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Cao trào xung đột Nga-Mỹ: Syria chưa thể có cái kết “đúng ý”?

Thế giới 19/11/2018 16:48

(Tổ Quốc) - Syria đang bước vào giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn còn dang dở kèm theo các hệ lụy về vấn đề tị nạn cũng như quá trình tái thiết hậu nội chiến.

Nga lên tiếng Mỹ rút khỏi Syria ngay lập tức

Nga vừa kêu gọi Mỹ rút khỏi căn cứ ở phía Nam Syria và khẳng định sự hiện diện của Mỹ đang vi phạm luật pháp quốc tế.

Cao trào xung đột Nga-Mỹ: Syria chưa thể có cái kết “đúng ý”? - Ảnh 1.

Vấn đề tị nạn Syria đang gây tranh cãi. Ảnh:getty image

Tướng Mikhail Mizintsev, người đứng đầu Trung tâm kiểm soát quốc phòng quốc gia Moscow đã nhấn mạnh trong phiên họp chung của ủy ban Nga và Syria nhằm thảo luận về việc trở về Syria của nhóm người tị nạn. Ông Mikhail Mizintsev cho rằng Mỹ đang làm suy yếu các điều kiện nhân đạo tại trại tị nạn Rukban. Việc thiết lập được xác định trong khu vực an ninh được kiểm soát bởi Mỹ xung quanh căn cứ Al-Tanf ở biên giới Syria và Jordan. Nhiều người tị nạn trong trại Rukban được báo cáo là chết đói vì thiếu nguồn thực phẩm cung cấp.

"Tình hình hiện tại khiến chúng ta suy nghĩ đến tình trạng trại đói trong thời Chiến tranh Lạnh. Bằng cách nào điều đó có thể trong thế giới hiện đại. Tại sao, trong những điều kiện như vậy, cộng đồng thế giới đáng nhẽ nên quan tâm hơn đến vấn đề này thì họ lại giữ im lặng về một thảm hỏa nhân đạo trong trại Rukban",

Tướng Mizintsev - người đứng đầu Trung tâm kiểm soát quốc phòng quốc gia Moscow nói.

"Tại sao Liên Hợp Quốc đáng nhẽ phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp hỗ trợ tất cả các bên cho tị nạn, tuy nhiên điều này lại không hề có tín hiệu giải quyết các vấn đề nhân đạo toàn cầu, trong đó liên quan đến tình hình nghiêm trọng của người dân Syria tại trại Rukban?", ông Mizintsev nói thêm.

Tướng Mizintsev thuyết phục rằng, sứ mệnh của Lầu Năm Góc trong cuộc chiến chống lại khủng bố IS không liên quan đến căn cứ Al-Tanf bởi vì không hề có khủng bố ở phía nam Syria.

"Chúng tôi kêu gọi Mỹ chấm dứt ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp khu vực 55 km xung quanh Al-Tanf, là lãnh thổ có chủ quyền của Cộng hòa Ả Rập Syria. Điều đó sẽ dẫn đến việc giải quyết vấn đề Rukban và trả lại tự do cho người dân tị nạn trở về nhà", ông Mizintsev nói thêm.

Tình hình nhân đạo nghiêm trọng tại Rukban – khu vực có đến 50.000 người bị cô lập so với thế giới liên tục nhận được sự chú ý trong các tháng gần đây, Jordan đã đóng cửa biên giới gần đó bởi lo sợ sự xuất hiện của lực lượng khủng bố IS. Liên minh do Mỹ dẫn đầu kiểm soát khu vực gần Al-Tanf đã tập trung vào nguồn lực nhằm thúc đẩy trận chiến cuối cùng nhằm vào khủng bố.

Bất cập trong các vấn đề hỗ trợ nhân đạo

Liên Hợp Quốc đã lên tiếng kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp đối với những người khốn khổ tại Rukban. Tuy nhiên, lực lượng Damascus đã cắt giảm tuyến đường cung cấp sau khi đồng minh Nga thuyết phục rằng Mỹ đã thất bại trong việc hỗ trợ các biện pháp an ninh đầy đủ trong bối cảnh căng thẳng quốc tế gia tăng. Mỹ bác bỏ cáo buộc này và khi mọi điều kiện trong trại tị nạn trở nên tồi tệ hơn thì một đoàn tàu vận tải hỗ trợ nhân đạo Liên Hợp Quốc cuối cùng đã đến vào tuần trước.

Nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm phân tích hải quân Michael Kofman cũng nêu ra một cái nhìn tổng quan về chiến dịch quân sự ở Syria. Ông Kofman cũng đã thảo luận về tác động của cuộc xung đột Syria đối với các chiến thuật quân sự và khả năng hoạt động của Nga. Ông đã mô tả Syria là "cuộc xung đột mang tính chuyển đổi chính hướng tới một nước Nga và quân đội Nga ngày nay."

Ông Kofman nói, "đây là một trong nhiều lý do tại sao quân đội Nga thực sự thích Syria và muốn ở lại Syria. Họ không thể có được một trận đấu về mặt công nghệ chống lại công nghệ Hoa Kỳ theo cách thực tế như vậy ở bất cứ nơi nào khác".

Cả Mỹ và Nga liên tục bị cáo buộc về việc sử dụng trại tị nạn này nhằm tăng cường ảnh hưởng của họ tại Syria. Tổng thống Syria Bashar al-Assad luôn cho rằng đây là hành động bấ hợp pháp. Nhắc đến tình hình quanh Rukban rất phức tạp, tướng Chris Ghika - chỉ huy quân Anh trong liên quân do Mỹ dẫn đầu đặt ra câu hỏi tại sao liên minh do Mỹ muốn đối phó với khủng bố IS lại phải đợi Nga hỗ trợ đến trại tị nạn?

"Như bạn biết, có một khu vực giảm xung đột. Có một số lực lượng khác biệt hoạt động tại đó. Và việc đảm bảo an toàn cho các đoàn xe trong và ngoài cần phải cân nhắc. Do vậy, tôi không nghĩ điều này là đáng ngạc nhiên khi cần nhiều thời gian và nỗ lực ở đó. Chúng ta nên quan tâm đến điều này và tiếp tế viện trợ cho những người thực sự có nhu cầu, đây là điều chúng ta nên tập trung", ông Ghika nói với báo chí.

Bên ngoài khu vực giảm xung đột Al-Tanf, lực lượng thân chính phủ Syria hoạt động giống như một phần của chiến dịch chống khủng bố đều có sự hậu thuẫn của Nga và Iran. Lực lượng Damascus cũng kêu gọi Mỹ rút khỏi khu vực và chỉ xem Moscow và Tehran là đồng minh hợp pháp tại nước ngoài.

Bình luận về các báo cáo rằng Jordan đang đàm phán với Mỹ và Nga nhằm tiến hành giải giáp vũ khí tại trại Rukban, ông Ghika cho biết, ông sẽ không bình luận về điều này nhưng "nếu chúng tôi có thể hỗ trợ bằng bất cứ giá nào thì việc hỗ trợ nhân đạo cho người dân tị nạn là điều cần thiết"./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ