Cậu bé mặc áo đồng phục bán bắp luộc trên đường phố Sài Gòn đã được đi học 1 tuần

PV | 24-11-2020 - 11:38 AM

(Tổ Quốc) - Từng rơi nước mắt trước hoàn cảnh cậu bé đi bán bắp luộc buổi tối, giờ đây, các mạnh thường quân đã chung tay ủng hộ để cậu bé được thực hiện ước mơ đi học.

Đầu tháng 11, hình ảnh một cậu bé mặc áo đồng phục đi bán bắp luộc buổi tối trên đường phố Sài Gòn đã được chia sẻ rộng rãi trên MXH. Không ít người đã bày tỏ sự thương cảm với cậu bé này. Bởi ở độ tuổi ấy, các bạn học sinh có thể đang ngồi vào học, làm bài cô giao hoặc đang ngồi nói chuyện với bố mẹ trong một ngôi nhà ấm áp.

Cậu bé Nguyễn Trần Trọng Phúc (12 tuổi, ngụ tại hẻm 85, đường Bùi Minh Trực, phường 5, quận 8, TP. Hồ Chí Minh) là nhân vật chính trong câu chuyện trên. Vì hoàn cảnh gia đình nên Phúc buộc phải nghỉ học nhưng vì nhớ lớp học nên Phúc đã mặc áo đồng phục để đi bán bắp phụ bà nội. Gia đình không hạnh phúc, ba mẹ ly dị khi em còn nhỏ. 2 năm trước, em theo bà nội từ Cà Mau lên TP. Hồ Chí Minh bươn trải qua ngày.

Cậu bé mặc áo đồng phục bán bắp luộc trên đường phố Sài Gòn đã được đi học 1 tuần - Ảnh 1.

Ảnh: Xe bus yêu thương.

"Mua mấy trái bắp luộc không phải để ăn, mà là cách để tiếp cận và hỏi chuyện nhóc này...

Bé xíu mà phải đẩy xe đi bán bắp luộc một mình, đi bán trong đêm tối, mưa hay nắng gì cũng đi...

Hỏi bé sao đi bán một mình, bé nói thường đẩy xe đi bán với bà, nhưng mấy tuần nay bà bệnh nên bé tự đẩy xe đi bán để kiếm tiền nuôi bà....

Hỏi bé còn đi học không? Bé lắc đầu!

Hỏi bé sao không đi học mà lại đang mặc áo đồng phục lớp 3? Bé trả lời áo do người ta cho, bé mặc vô để giống mấy bạn khác như đi học, bé thích đi học lắm...

Chẳng ai đánh thuế ước mơ cả, rồi chắc chắn con sẽ lại được đi học thôi. Như bao đứa trẻ khác"

Mỗi ngày, trên đoạn đường Bông Sao và đường Bùi Minh Trực, phường 5, quận 8, Phúc lại cùng bà đẩy xe bắp luộc tới khu vực này. Tuy phải mưu sinh ngoài đường từ sớm nhưng trong lòng Phúc luôn ước ao được đi học giống như bạn bè cùng trang lứa.

Biết được hoàn cảnh của Phúc như vậy, rất nhiều mạnh thường quân đã đứng ra kêu gọi và ủng hộ ước mơ của em - một trong số đó là cô bạn Nguyễn Đỗ Trúc Phương. Theo tin vui của Trúc Phương, bé Phúc đã đi học được 1 tuần. Trước đó, Trúc Phương cũng đã tìm đến và nói chuyện với hai bà cháu Phúc. Trúc Phương còn rất cẩn thận, dẫn bé Phúc và em trai đi sắm quần áo mới, giày dép mới cũng như dụng cụ học tập để chuẩn bị cho lớp học sắp tới.

Cậu bé mặc áo đồng phục bán bắp luộc trên đường phố Sài Gòn đã được đi học 1 tuần - Ảnh 2.

Ảnh: Nguyễn Đỗ Trúc Phương.

Cậu bé mặc áo đồng phục bán bắp luộc trên đường phố Sài Gòn đã được đi học 1 tuần - Ảnh 3.

Ảnh: Nguyễn Đỗ Trúc Phương.

Cậu bé mặc áo đồng phục bán bắp luộc trên đường phố Sài Gòn đã được đi học 1 tuần - Ảnh 4.

Ảnh: Nguyễn Đỗ Trúc Phương.

Cậu bé mặc áo đồng phục bán bắp luộc trên đường phố Sài Gòn đã được đi học 1 tuần - Ảnh 5.

Ảnh: Nguyễn Đỗ Trúc Phương.

Được biết, thầy hiệu trưởng trường bé Phúc đang theo học đã khuyên gia đình nên cho các bé học bổ túc. Sau đó, khi các bé học lớp 10, các bé sẽ được vào học chính quy. Vì hiện tại, một phần, Phúc và em trai vào học trễ hơn nhiều so với các bạn khác; phần khác do hai em không có hộ khẩu ở địa phương nên việc làm thủ tục nhập học không đơn giản. Tuy nhiên, Phúc và em trai út sẽ được miễn phí học phí hoàn toàn ở lớp học bổ túc.

Trúc Phương cũng chia sẻ sẽ hỗ trợ tiền học cho Tuấn Kiệt, em trai Phúc, đến lớp 10 do Kiệt được bà chủ cũ thương, được nhập tạm trú để đi học. Số tiền còn dư sẽ được gửi lại cho bà nội. Khỏi phải nói, ba anh em Phúc rất vui sướng khi được trở lại lớp học. Hy vọng cuộc sống của các em sẽ luôn tươi vui và sống đúng lứa tuổi của mình.


CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Ngại đường xa, nắng nóng, nhiều người chọn vui hè tại gia với bầu không khí không khác gì Đà Lạt

Cuối tháng 3, người người, nhà nhà bắt đầu lên "plan" cho những chuyến đi chơi xa. Thế nhưng, ngán cảnh nắng nóng gay gắt kéo dài ở miền Nam hay thất thường "sáng nắng, chiều mưa" ở miền Bắc, năm nay, thay vì Đà Lạt, nhiều gia đình quyết định chọn địa điểm quen thuộc này làm điểm đến, vừa tiện nghi, mát mẻ, lại thoải mái bên nhau.