• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

"Câu chuyện bên bờ sông" và những phận người biến động trong quá trình đô thị hóa

Văn hoá 27/11/2019 16:33

(Tổ Quốc) - Chiều 27/11, triển lãm “Câu chuyện bên bờ sông” chính thức khai mạc tại Bảo tàng Đà Nẵng (24 Trần Phú, quận Hải Châu, Đà Nẵng).

Theo ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, triển lãm "Câu chuyện bên bờ sông" là một phần trong kết quả của dự án nghiên cứu "Di sản nghề chài và cuộc sống mưu sinh tại Đà Nẵng".

Đà Nẵng: Triển lãm "Câu chuyện bên bờ sông"  - Ảnh 1.

Triển lãm "Câu chuyện bên bờ sông"...

Đà Nẵng: Triển lãm "Câu chuyện bên bờ sông"  - Ảnh 2.

Ông Thiện cho hay, trong những năm 2000 đến 2005, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã di dời những hộ dân sống trong khu nhà chồ ven bờ Đông sông Hàn - đến những khu nhà ở hiện đại ở vùng Nại Hiên Đông, vùng ven đô thuộc quận Sơn Trà. Điều này đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của thành phố, đưa Đà Nẵng trở thành một trong những thành phố phát triển nhanh nhất châu Á hiện nay.

"Triển lãm kể câu chuyện của một số gia đình trong cộng đồng này, sử dụng lời kể của chính họ và những hiện vật mà họ đã lựa chọn từ các bộ sưu tập của Bảo tàng. Những câu chuyện này cho thấy sự mạnh mẽ của một cộng đồng, mối liên hệ của họ với dòng sông và sinh kế thay đổi của họ", ông Thiện cho biết.

Đà Nẵng: Triển lãm "Câu chuyện bên bờ sông"  - Ảnh 3.

Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng phát biểu khai mạc triển lãm.

Ông Thiện cho biết thêm, Bảo tàng Đà Nẵng là một trong 3 đối tác của dự án nghiên cứu "Di sản nghề chài và cuộc sống mưu sinh tại Đà Nẵng" do GS. Graeme Were - Trưởng khoa Nhân học - Đại học Bristol - Vương Quốc Anh, làm chủ nhiệm đề tài.

Triển lãm và dự án mà Bảo tàng và Giáo sư Graeme Were đã tiến hành tập trung nghiên cứu một nhóm cộng đồng tuy nhỏ nhưng cuộc sống của họ đã phải trải qua rất nhiều biến động trong quá trình đô thị hóa của thành phố.

Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Huỳnh Đình Quốc Thiện tặng hoa và quà cho GS. Graeme Were.

Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Huỳnh Đình Quốc Thiện tặng hoa và quà cho GS. Graeme Were.

Đà Nẵng: Triển lãm "Câu chuyện bên bờ sông"  - Ảnh 5.

Các bạn trẻ tìm hiểu "Câu chuyện bên dòng sông" tại triển lãm.

Đà Nẵng: Triển lãm "Câu chuyện bên bờ sông"  - Ảnh 6.

Bà Phan Thị Cương (trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà): "Thời sống ở nhà chồ chỉ cần ra khỏi nhà, bước xuống thuyền là có thể đi đánh cá, bắt cua. Từ gần 10 năm nay tôi không còn làm công việc này nữa. Tôi rất nhớ công việc cũ của mình, nhất là khi nhìn thấy những ngư cụ được trưng bày trong Bảo tàng".

"Sự quan tâm đặc biệt mà dự án này dành cho cộng đồng ngư dân ở nhà chồ ven sông, cho di sản nghề cá của Đà Nẵng, giúp chúng tôi nhận thấy vai trò quan trọng của các Bảo tàng địa phương trong việc bảo tồn và gìn giữ các giá trị truyền thống, trong đó có các ngành nghề truyền thống, trong bối cảnh hiện nay. Thông điệp gắn kết bảo tàng với cộng đồng thông qua hiện vật bảo tàng, mang tiếng nói của cộng đồng vào trưng bày bảo tàng chính là điều khiến cho triển lãm lần này thực sự mới mẻ, hấp dẫn và giàu tính nhân văn. Như lời của một thành viên trong nhóm cộng đồng khi đến thăm không gian trưng bày về nghề cá và nhà chồ ở Bảo tàng Đà Nẵng đã nói: "thật xúc động khi nhìn thấy một phần quá khứ của mình được giới thiệu trân trọng trong trưng bày của bảo tàng thành phố" Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng nhấn mạnh.

Việc hợp tác lần này với GS Graeme Were sẽ mở ra một cơ hội cho Bảo tàng để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, góp phần quảng bá và nâng cao chất lượng hoạt động cũng như thương hiệu của Bảo tàng, trước hết là với các lĩnh vực nghiên cứu liên quan của trường ĐH Bristol trong tương lai", Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng chia sẻ.

Đức Hoàng

NỔI BẬT TRANG CHỦ