• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chạm mốc 20 triệu ca nhiễm toàn cầu: WHO cảnh báo đừng quá tuyệt vọng

Thế giới 11/08/2020 15:47

(Tổ Quốc) - Đại dịch Covid-19 đã tạo nên cột mốc kinh hoàng khi tính đến hôm nay (13/8) số ca nhiễm trên thế giới đã vượt qua 20 triệu người.

Theo thống kê tại Đại học Johns Hopkins, con số tính đến 2 giờ chiều (giờ Hong Kong) là 20.090.541 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó có 736.208 ca tử vong kỷ lục.

Chạm mốc 20 triệu ca nhiễm toàn cầu:WHO cảnh báo đừng quá tuyệt vọng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AFP

Một cột mốc đáng kinh ngạc khác, số người tử vong dự kiến sẽ vượt qua 750.000 người diễn ra chỉ trong vài ngày khi cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu vẫn diễn biến phức tạp.

Theo trang SCMP, phải mất khoảng 6 tháng để chạm đến mốc 10 triệu ca nhiễm Covid-19 sau khi trường hợp nhiễm đầu tiên được thông báo tại Vũ Hán, Trung Quốc vào đầu tháng Một. Và chỉ mất khoảng 43 ngày để số ca nhiễm tăng gấp đôi con số đó cán mốc 20 triệu.

Khi nhiều điều không tưởng trở thành hiện thực khắc nghiệt thì quy định đeo khẩu trang tại các điểm du lịch tại Paris, hay trên bãi biển Copacabana ở Rio là bắt buộc cũng như chấp hành biện pháp giãn cách xã hội.

Tuy nhiên, Tổ chức Y tế (WHO) kêu gọi mọi người đừng quá tuyệt vọng vì điều này.

"Đằng sau những con số thông kê này tưởng chừng rất đau đớn và khổ sở. Tôi muốn nói rằng: "Vẫn còn những chồi xanh của hi vọng", Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

"Không bao giờ là quá muộn để xoay chuyển tình thế", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng đưa ra ví dụ các quốc gia đã thành công vượt qua đại dịch như Rwanda và New Zealand cho rằng, họ có kế hoạch thúc đẩy "bong bóng du lịch" không virus ở quần đảo Cook.

Với hầu hết các quốc gia trên thế giới bị cuốn vào vòng vây dịch bệnh và sự bế tắc kinh tế thì mọi con mắt lại tập trung trong cuộc chạy đua tìm vaccine.

Tổng quan của Tổ chức Y tế thế giới cho biết, 165 vaccine ứng viên đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu trên khắp thế giới, trong đó có 6 loại vaccine đã đạt được kết quả giai đoạn 3 với đánh giá lâm sàng.

Tuy nhiên, Giám đốc các trường hợp khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới Michael Ryan đã cảnh báo rằng vaccine chỉ là một phần cho câu trả lời đối phó với dịch bệnh, lấy ví dụ như bệnh bại liệt hay bệnh sởi là những căn bệnh chưa thể loại trừ hoàn toàn.

"Bạn có khả năng đưa các loại vaccine này đến với cộng đồng đang mong muốn cũng như có nhu cầu với loại vaccine này", ông nói.

Theo trang SCMP, các trường hợp lây nhiễm đang gia tăng đáng lo ngại ở Tây Âu – khu vực đang trải qua giai đoạn nắng nóng với nhiệt độ tăng vọt trên 35 độ.

Nắng nóng khiến người dân đổ xô đến bãi biển vào cuối tuần bất chấp các cảnh báo sức khỏe về nguy cơ lây nhiễm.

Tại Pháp, người dân nước này ở độ tuổi 11 trở lên hiện đã yêu cầu đeo khẩu trang tại các khu vực đông đúc và các điểm nóng về khách du lịch. Nhiều người tập trung ở bờ sông Seine và hơn 100 khu phố ở thủ đô của Pháp. Một vài thị trấn và thành phố Pháp đã sẵn sàng các biện pháp quen thuộc cùng với nhiều khu vực của Bỉ, Hà Lan, Romania và Tây Ban Nha. Tại Berlin, hàng nghìn trẻ em đã trở lại trường học vào thứ Hai sau kỳ nghỉ hè, đeo khẩu trang là điều bắt buộc ở khu vui chơi chung như sân trường.

Trng khi đó, Hi Lạp đã thông báo lệnh giới nghiêm ban đêm đối với các cửa hàng và quán bar tại một số điểm du lịch hàng đầu của nước này sau khi số ca nhiễm mới tăng lên.

"Tại Italy, sự tăng đột biến các ca nhiễm Covid-19 ở các nước láng giềng cũng đang báo động. Pháp, Tây Ban Nha và vùng Balkan, Italy cũng đang trải qua những ngày tháng dịch bệnh", Bộ trưởng Y tế Italy – ông Roberto Speranza cho biết.

Đây là câu chuyện khác ở Pakistan – quốc gia cho phép tất cả các nhà hàng và công viên mở cửa trở lại vào thứ Hai tuần này sau khi quốc gia này chứng kiến số ca mắc mới giảm trong vài tuần. Tính đến tối thứ Hai, Mỹ - quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới đã ghi nhận 163.461 ca tử vong và 5.094.394 ca nhiễm, thống kê Đại học Johns Hopkins cho biết.

Sau Mỹ, Brazil có số ca tử vong cao thứ hai trên thế giới khi chạm mức 100.000 ca.

Anh đã đưa Tây Ban Nha và Bỉ vào danh sách các quốc gia mà người dân trở về từ hai nước này phải chịu cách ly 14 ngày. Tại châu Á, một số quốc gia cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Australia đã chuẩn bị cho việc mở cửa đi lại với nước láng giềng New Zealand.

Dịch bệnh bùng phát đã đi vào ổn định hơn hôm nay với 331 ca nhiễm mới và thêm 19 ca tử vong ở Victoria, bao gồm cả Melbourne với hi vọng có thể là cuộc chiến nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn các ca nhiễm mới tại thành phố lớn thứ hai của Australia.

Trong khi đó, số ca nhiễm tại Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã giảm.

Giống với nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, Trung Quốc yêu cầu tiến hành xét nghiệm và cách ly hai tuần đối với tất cả người đến nước này và cấm hầu hết người nước ngoài nhập cảnh vào nước.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ