• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Châu Âu tiếp tục làm "căng", quyết che chở cho Iran

Thế giới 15/11/2018 10:35

(Tổ Quốc) - Một quan chức của EU khẳng định, không có lựa chọn nào đáng tin cậy có thể thay thế cho thỏa thuận hạt nhân Iran.

Hôm thứ Tư (14/11), phát biểu trong một phiên họp của Nghị viện châu Âu, bà Vera Jourova, người đứng đầu Ủy ban châu Âu về Công lý, Tiêu dùng và Bình đẳng giới cho biết, Liên minh châu Âu (EU) tin rằng, không có một sự lựa chọn hòa bình đáng tin cậy nào có thể thay thế cho Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), hay còn được gọi với cái tên là thỏa thuận hạt nhân Iran.

Châu Âu tiếp tục làm căng,  quyết che chở cho Iran - Ảnh 1.

Tên lửa của Iran ở khu vực biên giới với Israel

"Không có sự thay thế đang tin cậy nào cho Kế hoạch hành động toàn diện chung. Thỏa thuận với Iran là một yếu tố chủ chốt của kiến trúc phi cấm phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu," bà Jourova nhấn mạnh.

Theo bà, bảo toàn thỏa thuận hạt nhân Iran là một vấn đề an ninh quan trọng cho cộng đồng toàn thế giới. Bà cho biết, EU không công nhận các lệnh trừng phạt gia tăng của Mỹ sau khi Washington rút khỏi JCPOA.

"Chúng ta, người châu Âu, không thể chấp nhận một cường quốc nước ngoài, ngay cả khi đó là người bạn và đồng minh thân cận nhất, đưa ra các quyết định liên quan tới thương mại hợp pháp của chúng ta với một nước khác," bà Jourova khẳng định. "Những gì mà Pháp, Đức và Anh đang thực hiện, hướng tới việc giữ cho việc thực thi thỏa thuận một cách toàn diện và hiệu quả trên mọi khía cạnh, và phù hợp với Nghị quyết 2331 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc".

Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa bao giờ giấu giếm những chỉ trích đối với thỏa thuận từng được người tiền nhiệm của mình là Barack Obama, thương thảo thành công. Hồi tháng Năm, ông Trump thông báo rút Mỹ khỏi thỏa thuận, và tái áp dụng các lệnh trừng phạt của Washington lên Iran. Lý do Mỹ đưa ra là Tehran đã không tuân thủ theo các nội dung của JCPOA, trong khi Iran kiên quyết phản đối. Kể từ đó, hai vòng trừng phạt đã lần lượt đi vào hiệu lực, với các hạn chế quy mô lớn nhắm vào lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ của Iran bắt đầu từ ngày 5/11.

Trong khi đó, các bên còn lại tham gia vào thỏa thuận, bao gồm Iran, Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Đức và EU – công khai phản đối quyết định của Mỹ và tuyên bố, vẫn tuân theo thỏa thuận.

Một loạt các biện pháp đã được thực hiện để đảm bảo quan hệ thương mại với Iran vẫn tiếp diễn bất chấp tái trừng phạt từ Mỹ. Đặc biệt, giới ngoại giao châu Âu đã đề xuất thành lập một cơ chế mục đích đặc biệt (SPV), giúp tạo điều kiện cho các công ty châu Âu tiến hành giao dịch với Iran.

Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ