• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung: Bất cập chồng chất “đừng vội đi trước một mình”

Kinh tế 12/10/2018 11:26

(Tổ Quốc) - Nhà nghiên cứu Patrik Schowitz đưa ra cảnh báo Mỹ và Trung Quốc có thể phải chôi vùi trong cuộc chiến tranh thương mại kéo dài và các ngân hàng trung ương có thể phải thắt chặt chính sách tiền tệ.

Lời khuyên thận trọng đầu tư giữa bão thương mại

Nhà nghiên cứu Patrik Schowitz cho biết, thận trọng là cần thiết và các nhà đầu tư nên phải cẩn trọng trước các danh mục đầu tư trong thời gian tới.

Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung: Bất cập chồng chất “đừng vội đi trước một mình” - Ảnh 1.

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Ảnh:scmp

Sự gia tăng trong tăng trưởng toàn cầu mà chúng ta chứng kiến trong năm 2017 đã được kiểm duyệt trong suốt năm nay và điều này cũng đồng nghĩa với việc đối mặt với nhiều lo ngại cho nền kinh tế năm nay.

Chúng ta đang bước vào quý cuối cùng của năm 2018 và hãy nhìn lại các tháng đã qua. Điều này rõ ràng rằng, thị trường thế giới đang phải trải qua thời gian dài lo lắng trong năm nay. Điều này đối lập hoàn toàn với năm 2017. Năm ngoái, thế giới có nhiều hi vọng trong triển vọng kinh tế",

Nhà nghiên cứu Patrik Schowitz cho biết.

Tuy nhiên, nhìn lại một cách hợp lý, các lo lắng này đang dường như quá sớm. Giai đoạn hiện tại của tăng trưởng toàn cầu sẽ có thể có triển vọng vào năm 2019, tuy nhiên, khủng hoảng ở một mức độ nào đó vẫn có khả năng xảy ra. Hiện tại vẫn chỉ nhìn thấy sự sụt giảm chút ít trong nền kinh tế toàn cầu. Các tỷ lệ chính sách có thể thắt chặt hơn trong bối cảnh đối mặt với căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Chỉ tính riêng ở mức độ tăng trưởng, triển vọng kinh tế vẫn hoàn toàn tích cực. Đặc biệt, dữ liệu Mỹ cho thấy sức mạnh kinh tế nội bộ vẫn duy trì và tăng trưởng kinh tế châu Âu đang trở lại mạnh mẽ hơn sau khi suy yếu vào đầu năm. Nhật Bản cũng có tín hiệu tốt hơn ở các tháng gần đây sau thời gian khó khăn của thảm họa thiên tai.

Vấn đề chính trong nền kinh tế toàn cầu là mức độ dễ gặp rủi ro tại một số khu vực ở các thị trường mới nổi, đặc biệt là ở châu Á. Điều này đang trở nên trầm trọng hơn bởi sự phục hồi mạnh mẽ của đồng đôla Mỹ, khiến căng thẳng leo thang. Phản ứng với tín hiệu này, Trung Quốc sẽ phải gồng mình đối phó với sự suy yếu kinh tế cùng với mối đe dọa tiếp theo nếu diễn biến căng thẳng thương mại vẫn tiếp tục.

"Đừng vội đi trước một mình"

Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn là thương mại. Vào thời điểm bắt đầu căng thẳng, điều hợp lý được gợi ý là cần phải tham gia tiến trình đàm phán kéo dài để giảm bớt căng thẳng nhưng chỉ có thể dừng lại ở một thỏa thuận. Tuy nhiên, cả Mỹ và Trung Quốc vẫn bị lún sâu vào các căng thẳng. Các nhà đầu tư phải thừa nhận khả năng quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiêp tục suy giảm trong thời gian tới.

Bởi kết quả đó, sự ảnh hưởng kinh tế về mức độ chiều rộng và chiều sâu đang được điều chỉnh lại. Mặc dù điều đó có vẻ lạc quan trong nền kinh tế toàn cầu trong các quý tiếp theo nhưng hiện tại khó có thể thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của Mỹ một lần nữa có tác động tích cực đến tăng trường toàn cầu.

Ông Derek Scissors, một học giả thuộc viện Doanh nghiệp Mỹ cho rằng, các tranh cãi từ cáo buộc đánh cắp tài sản trí tuệ của các công ty Mỹ và bảo hộ nhà nước đối với các doanh nghiệp sở hữu nhà nước có thể ngày một tồi tệ hơn nếu Trung Quốc đưa ra các chính sách công nghiệp hiện có.

Ông Derek Scissors cũng đưa ra cảnh báo rằng, việc tách biệt quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ và các đối tác khác có thể khiến Bắc Kinh bị tổn thương. Chúng tôi luôn mong muốn thúc đẩy mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh trong một số lĩnh vực nhất định. Trong hai tuần qua, Bộ Tài chính Mỹ liên tục lên tiếng phỏng đoán khả năng Trung Quốc đang "thao túng" tiền tệ.

Ông Phillip Swagel, giáo sư Đại học Maryland cho biết, doanh nghiệp Mỹ đang bị ảnh hưởng xấu bởi các hoạt động thương mại song phương với Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách đang phải tìm cách khắc phục các vấn đề của họ.

"Ngay cả khi rất nhiều các vấn đề nội bộ chưa thể giải quyết thì điều bắt buộc phải thay đổi trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đều phải xuất phát từ thái độ muốn thay đổi của Bắc Kinh", ông Sawagel nói.

Dữ liệu đang nắm giữ tại Cục dự trữ liên bang Mỹ cho thấy tín hiệu tỷ lệ lãi suất có thể tăng ít nhất 1/4 vào giữa năm 2019 và chính sách tiền tệ châu Âu cũng sẽ bắt đầu thắt chặt. Vì vậy, trong năm 2019, chúng ta sẽ nhìn thấy giai đoạn đầu tiên của chính sách tiền tệ thắt chặt trong một thời gian dài.

Và trong khi, điều này có thể đối mặt với rủi ro lạm phát. Đây cũng là vấn đề cho các nền kinh tế thị trường mới nổi khi nó đặt áp lực tăng lên đáng kể vào chi phí vốn và tạo thêm áp lực gia tăng từ thương mại và đồng đôla.

Việc đặt tất cả các yếu tố này cùng nhau cho thấy các nhà đầu tư cần phải thận trọng hơn đối phó với rủi ro từ chính sách thương mại. Tuy nhiên, điều này vẫn còn rất sơm để cắt giảm rủi ro hoàn toàn trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu vẫn là một xu hướng và tăng trưởng thu nhập vẫn bền vững cho dù vẫn có ảnh hưởng chút ít.

Giới chuyên gia đưa ra lời khuyên "đừng vội đi trước một mình". Có rất ít tín hiệu suy thoái diễn ra. Trong bối cảnh hiện tại, giới quan sát cho rằng, mọi thứ nên được kiểm duyệt ở mức độ rủi ro và quan trọng nhất là phải duy trì ổn định cho dù nền kinh tế đang đi theo hướng nào./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ