• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chiếu chèo chiến sĩ và chặng đường 50 năm làm theo lời Bác

19/05/2017 11:30

(Cinet) - Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: “Các cháu là người lính, người nghệ sĩ, các cháu phải rèn luyện để diễn cho bộ đội, cho dân dân xem ngày càng hay hơn”, trong suốt chặng đường 50 năm qua, Đoàn Chèo Tổng cục Hậu cần (tiền thân của Nhà hát Chèo Quân đội) đã luôn bám sát bước chân của người lính, mang hết tài năng và sức lực phục vụ bộ đội và nhân dân.

(Cinet)  - Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: “Các cháu là người lính, người nghệ sĩ, các cháu phải rèn luyện để diễn cho bộ đội, cho dân dân xem ngày càng hay hơn”, trong suốt chặng đường 50 năm qua, Đoàn Chèo Tổng cục Hậu cần (tiền thân của Nhà hát Chèo Quân đội) đã luôn bám sát bước chân của người lính, mang hết tài năng và sức lực phục vụ bộ đội và nhân dân.

Cảnh trong vở "Đời luận anh hùng" của Nhà hát Chèo Quân đội. (Ảnh: maivanlang.com)



Ngày 28/3/1967 là dấu mốc không thể phai mờ đối với thế hệ những nghệ sĩ đầu tiên của Đoàn Văn công Tổng cục hậu cần (tiền thân của Nhà hát Chèo Quân đội) - ngày mà Đoàn được vinh dự vào Phủ Chủ tịch biểu diễn cho Bác Hồ cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị xem vở chèo “Anh lái xe và cô chống lầy” cùng một số tiết mục ca nhạc khác. Khi ấy, Bác Hồ đã ân cần căn dặn: “Các cháu là người lính, người nghệ sĩ, các cháu phải rèn luyện để diễn cho bộ đội, cho nhân dân xem ngày càng hay hơn…”.



Thấm nhuần lời dạy của Người, ngay sau đó Đoàn liên tục vào biểu diễn phục vụ các binh trạm dọc tuyến Đuờng Trường Sơn. Và ngay khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Đoàn Văn công Tổng cục Hậu cần là một trong những đoàn nghệ thuật có mặt sớm nhất tại các vùng giải phóng, lần đầu tiên đem tiếng hát chèo cách mạng, một sản phẩm đặc sắc của văn hóa Nghệ thuật Sông Hồng phục vụ bộ đội và nhân dân miền Nam ruột thịt. Hơn 100 đêm diễn với các vở “Trần Quốc Toản ra quân”, “Người năm ấy”, "Cô Thủ kho”, “Đôi mắt”… đã gây xúc động hàng vạn khán giả miền Nam.



Trên bước đường phấn đấu để tự khẳng định mình, vừa tác chiến vừa xây dựng lực lượng, khi thì sáp nhập Đoàn Văn công của sư đoàn 330 (Nam Bộ), lúc lại đổi thành Đoàn Văn công Trường Sơn, cũng có lúc tách thành bộ đội xung kích đi biểu diễn ở Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây,… tính cơ động của một đơn vị Văn công quân đội cách mạng cũng không khác gì một đơn vị bộ đội tác chiến. Tuy nhiên điều đáng trân trọng đó là các chiến sĩ - nghệ sĩ của Đoàn luôn giữ vững tinh thần nhiệt huyết phục vụ khán giả một cách hết mình.

Một tiết mục biểu diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Quân đội. (Ảnh: Anh Vũ)



Sự lớn mạnh của đoàn được khẳng định qua từng năm tháng, mặc dù những năm 70-90 của thế kỷ trước, các Đoàn nghệ thuật lao đao trước khuynh hướng thương mại hóa nghệ thuật, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí của Đoàn trong thời kỳ đổi mới, dưới ánh sáng Nghị quyết lần thứ 4, thứ 5 của Đảng, Đoàn Chèo Tổng cục Hậu cần vẫn giữ vững định hướng chính trị, định hướng nghệ thuật không hề chao đảo, kiên trì định hướng kế thừa và phát triển, giữ vững nghệ thuật Chèo truyền thống với hàng loạt các phẩm mới đậm đà bản sắc dân tộc và mang hơi thở cuộc sống hôm nay được dàn dựng, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ngợi ca tư tưởng yêu nước, thương dân, trọng nghĩa, khinh tài, phê phán cái xấu, cái ác và tổ chức đi biểu diễn phục vụ bộ đội và nhân dân rất hiệu quả và gặt hái được nhiều thành công.



Đặc biệt, bô ba vở chèo “Bài ca giữ nước” được cố NSND Tào Mạt dựng vào những năm 1979-1985 với nội dung ca ngợi những thành quả dựng nước, giữ nước của hai triều vua Lý đã có sức thuyết phục công chúng mạnh mẽ, góp phần quan trọng giữ gìn và phát triển sân khấu truyền thống. Bộ ba vở chèo “Bài ca giữ nước” (gồm 3 phần liên hoàn: Lý Thánh Tông tuyển hiền, Ỷ Lan nhiếp chính, Lý Nhân Tông học làm vua) đã khẳng định thành công về tư tưởng chính trị, cũng như học thuật của nhà hát. Bộ ba “Bài ca giữ nước” là một dấu ấn lịch sử của bộ môn nghệ thuật Chèo, đã kiên trì bám sát cái nền của chèo cổ để cách tân thành chèo mới mà không làm đứt mạch truyền thống.

 
Một số cảnh trong bộ ba vở "Bài ca giữ nước". (Ảnh: sankhau.com)



Từ những năm 1990, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đoàn nghệ thuật Tổng cục Hậu cần nhanh chóng đổi mới cả nội dung và hình thức, tiếp tục khai thác các đề tài lịch sử, dân gian và chiến tranh cách mạng với những vở diễn tiêu biểu như: “Chiếc bóng oan khiên”, “Nữ tú tài”, “Người tử tù mất tích”, “Tiếng hát người áo rách”, “Hoa Tuyết Trinh”, “Chuỵên tình bên mái đình xưa”, “Lời ước nguyện”, “Chuyện người xưa”, “Điều đọng lại sau chiến tranh”.



Thấm nhuần lời dạy của Bác kính yêu, trong chặng đường suốt 50 năm qua, “Chiếu chèo chiến sĩ” đã dàn dựng được hàng tram tác phẩm, công trình nghệ thuật, vở diễn có chất lượng nghệ thuật cao và dù trong hoàn cảnh nào, hình tượng người lính, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” cũng luôn được tô đậm tỏa sáng và ngợi ca.



Sinh ra và lớn lên trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, là một đơn vị nghệ thuật chèo duy nhất trong Quân đội, gắn bó với quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của lực lượng vũ trang, được Đảng và Bác Hồ kính yêu quan tâm dìu dắt, lớp lớp thế hệ cán bộ, nghệ sĩ - chiến sĩ Nhà hát luôn khắc sâu, thấm nhuần lời dạy của Người năm ấy, là người nghệ sĩ - chiến sĩ - hai lần chiến sĩ, luôn rèn luyệt chuyên môn đàn giỏi, hát hay biểu diễn cho bộ đội và nhân dân ngày càng hay hơn và Nhà hát đã trở thành một trong những đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp dẫn đầu toàn quân và cả nước; là nơi nhiều tài năng nghệ thuật sân khấu truyền thống nảy sinh,  thăng hoa và phát triển, sáng tạo đựơc nhiều tác phẩm đỉnh cao về nghệ thuật, vừa tinh tế, sắc sảo vừa mang đạm tính cách mạng, tính dân tộc và nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà  bản sắc dân tộc.

Cảnh trong vở "Sáng trong như ngọc một con người". (Ảnh: CAND)



Năm mươi năm là một chặng đường dài đầy gian lao thử thách, nhưng mỗi nghệ sĩ, chiến sĩ Nhà hát Chèo Quân đội các thế hệ luôn mang trong mình niềm tự hào sâu sắc đã thực hiện tốt lời dạy của Bác kính yêu. Tiếng hát của các nghệ sĩ - chiến sĩ trên chiến trường, trên thao trường sôi động và trong cuộc sống binh lặng… đã tạo nên thương hiệu “Chiếu Chèo chiến sĩ” hôm nay.



Tiếp tục quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác kính yêu, các thế hệ cán bộ, nghệ sĩ - chiến sĩ của Nhà hát nguyện nắm chắc tay đoàn kết, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, trau dồi chuyên môn, đàn giỏi, hát hay để biểu diễn cho bộ đội và nhân dân xem ngày càng hay hơn đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của công chúng./.



AV
 

NỔI BẬT TRANG CHỦ