• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành làm tốt công tác thông tin, triển khai công khai, minh bạch giá điện

Thời sự 22/05/2019 11:11

(Tổ Quốc) - Tại phiên thảo luận về Báo cáo kinh tế, xã hội sáng 22/5 tại Quốc hội, nhiều ĐBQH đã dành thời gian chia sẻ về báo cáo của Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh thừa uỷ quyền Chính phủ gửi Quốc hội hôm qua (21/5) về giải trình về tăng giá điện.

Điều chỉnh giá điện, các bộ, ngành EVN có lúc còn lúng túng

Theo đó, trong báo cáo gửi các ĐBQH ngày 21/5 nêu: Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu xem xét lại quy định về các bậc thang trong biểu giá điện sinh hoạt nhằm đảm bảo phù hợp với thực tế sử dụng điện của các hộ sử dụng điện, đánh giá đầy đủ tác động của việc điều chỉnh đến các nhóm khách hàng, đặc biệt tác động đến các nhóm khách hàng thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Đồng thời tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các hộ chính sách, hộ nghèo theo quy định.

Khi có thông tin từ khách hàng về giá điện tăng cao đột xuất trong tháng 4, Thủ tướng đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan kiểm tra việc điều chỉnh mức giá bán điện, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua, làm rõ đúng sai báo cáo Thủ tướng trong tháng 6/2019.

Bộ Công Thương sẽ xem xét lại quy định về bậc thang trong biểu giá điện sinh hoạt - Ảnh 1.

ĐBQH đoàn TPHCM Trần Hoàng Ngân.

Báo cáo cho hay, Bộ Công Thương đang phối hợp với các cơ quan trên để kiểm tra việc điều chỉnh mức giá bán điện, phương pháp tính giá…

Báo cáo Chính phủ cũng nêu: nhận thức được tầm quan trọng, tính nhạy cảm của giá điện, Chính phủ, Thủ tướng, Ban Chỉ đạo điều hành giá luôn chỉ đạo ngành điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công khai, minh bạch chi phí đầu vào, tăng cường năng lực quản trị, tiết giảm chi phí, giảm tổn thất điện năng… Tuy nhiên, trong đợt điều chỉnh giá điện vừa qua, các bộ, ngành EVN có lúc còn lúng túng, chưa phối hợp chặt chẽ và kịp thời để làm tốt công tác thông tin, triển khai công khai, minh bạch giá điện.

Thời gian tới đối với Bộ Công Thương, Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện một số nội dung như: phối hợp với Bộ Kế hoạch, Đầu tư, chỉ đạo EVN đánh giá tác động gián tiếp của việc điều chỉnh giá điện ngày 20/3 đến kinh doanh, sản xuất của khách hàng ngoài sinh hoạt và đời sống nhân dân.

Nghiên cứu, đề xuất báo cáo Thủ tướng về điều chỉnh cơ cấu biểu giá điện bậc thang đối với các khách hàng điện sinh hoạt phù hợp với thực tế sử dụng điện của các hộ, hướng tới mục tiêu giảm bù chéo giữa các hộ tiêu thụ, tiếp tục khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm…

Người dân sử dụng điện giảm?

Về cách tính giá điện, báo cáo cho hay, trong tháng 4 vừa qua, nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 4 năm 2019 tăng 16% so với tháng 3 năm dẫn đến nhu cầu phụ tải điện toàn quốc và ở cả 3 miền trong tháng 4 năm 2019 tăng cao hơn so với tháng 3 năm 2019 và cùng kỳ 2018.

Theo báo cáo của EVN, trong tháng 4 năm 2019 tổng điện năng thương phẩm tăng 10,26% so với cùng kỳ năm 2018 và 14,23% so với tháng 3 năm 2019. Trong đó phụ tải quản lý, tiêu dùng (bao gồm sinh hoạt) tăng 14,15% so với cùng kỳ năm 2018 và tăng 21,03% so với tháng 3 năm 2019.

Theo số liệu từ phần mềm Hệ thống thông tin quản lý khách hàng (CMIS) của EVN, so sánh riêng số liệu thống kê của tháng 4 năm 2019 so với bình quân năm 2018 cho thấy số lượng khách hàng sử dụng điện dưới 200 kWh/tháng giảm trong khi số lượng khách hàng dùng trên 200 kWh/tháng tăng.

Tuy nhiên, báo cáo cho hay, phần lớn khách hàng sinh hoạt trên cả nước ngay trong tháng 4 nắng nóng cũng chỉ sử dụng điện dưới 200 kWh/tháng. Cụ thể tháng 4 năm 2019 số lượng khách hàng sinh hoạt dưới 200 kWh/tháng chiếm tỷ lệ 68,15%, trong đó với mức sử dụng điện dưới 100 kWh/tháng chiếm tỷ lệ 31,6%. Trong khi đó số lượng khách hàng sử dụng điện trên 200kWh/tháng chỉ chiếm tỷ lệ 31,85%.

ĐBQH đề nghị gộp bậc thang tính giá điện

Thảo luận về nội dung này, ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP HCM) cho biết, nhiều ngày nay đều nhận được câu hỏi của cử tri "giá điện liệu có giảm không?" khi hoá đơn tiền điện của người dân tăng cao sau đợt điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân thêm 8,36% từ ngày 20/3.

Về cách chia biểu giá điện thành 6 bậc thang như hiện nay, ông Trần Hoàng Ngân cho hay, cách chia và định mức mỗi bậc của Việt Nam chưa thật hợp lý với bối cảnh nhu cầu dùng điện của người dân đang tăng. Do đó bậc thang tính giá điện phải thay đổi để mức tăng giá điện 8,36% không ảnh hưởng nhiều đến người dân.

Đại biểu này đề xuất gộp bậc 1 và bậc 2 thành một bậc từ 0-100 kWh, bậc 3 và bậc 4 thành một bậc từ 101-300 kWh.

Ông Phạm Tất Thắng, ĐBQH đoàn Vĩnh Long thì đề nghị Chính phủ có đánh giá, báo cáo rõ hơn với Quốc hội về việc tăng giá xăng điện.

"Việc tăng giá này đã được phản ánh vào chỉ số giá tiêu dùng những tháng đầu năm nay hay chưa? Đây là mạch máu nền kinh tế, sẽ ảnh hưởng tới đời sống người dân, do vậy cần có bổ sung vào báo cáo kinh tế xã hội"- ông Phạm Tất Thắng nêu./. 

Song Đào

Từ khóa:

NỔI BẬT TRANG CHỦ