• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chính trường Mỹ muốn quân đội thêm sức mạnh đối phó Nga tại Bắc Cực

Thế giới 24/06/2019 16:23

(Tổ Quốc) - Theo trang Defense News, Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Mỹ NDAA (có thể gọi là ngân sách cho quốc phòng) năm 2020 từ Ủy ban Quân vụ Thượng viện nước này có đề cập đến một chỉ thị.

Theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng sẽ làm việc với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, nhóm kĩ sư, lực lượng tuần duyên và cơ quan hàng hải để đưa ra một báo cáo lên Quốc hội về các địa điểm tiềm năng xây dựng một hải cảng tại Bắc Cực – động thái có thể là đối phó với sự hiện diện của Nga tại một trong những địa đầu thế giới.

Chỉ thị này sau đó yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng ấn định một hoặc nhiều địa điểm để phát triển "Cục hải cảng Bắc Cực chiến lược" trong vòng 90 ngày.

Thượng viện Mỹ dự kiến sẽ bỏ phiếu về NDAA trong tuần này.

"Không yên" sức mạnh Nga

Một cảng của Hoa Kỳ ở Bắc Cực sẽ đóng vai trò đối trọng với hoạt động gần đây của Nga trong khu vực, bao gồm việc Moscow xây dựng một căn cứ quân sự "Cỏ ba lá phía Bắc" – nơi triển khai tên lửa, radar và binh lính.

Quốc hội Mỹ ngày càng lo ngại về việc các tảng băng tan chảy đang mở ra tiềm năng cho các tuyến đường thương mại mới ở phía bắc – điều thể hiện rõ những thiếu sót của Mỹ, trong số nhiều thứ khác, là tàu phá băng. Hoa Kỳ có hai tàu phá băng, nhưng một chiếc đang bị phủ bụi còn chiếc còn lại hiếm hoi mới hoạt động. Trong khi đó, Nga có hàng chục tàu phá băng, bao gồm cả tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Nga, với 7.000 dặm đường bờ biển tại Bắc Cực, coi trọng nơi này vì cả vấn đề an ninh và một chìa khóa cho sự thành công kinh tế lâu dài. Tổng thống Nga Vladimir Putin năm 2017 ước tính tài sản khoáng sản trong khu vực này ở mức 30 nghìn tỷ USD.

Chính trường Mỹ muốn quân đội thêm sức mạnh đối phó Nga tại Bắc Cực - Ảnh 1.

Căn cứ Cỏ Ba lá của Nga tại Bắc Cực. AFP via Getty Images

Tuần duyên Mỹ hồi tháng Tư đã trao cho tập đoàn VT Halter một hợp đồng trị giá 750 triệu USD về thiết kế chi tiết và vật liệu cho một tàu phá băng mới. Mục tiêu mà lực lượng này nhắm đến là một hạm đội nhỏ gồm sáu tàu phá băng nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng ở phía bắc.

Một số người coi một căn cứ của Mỹ ở Bắc Cực là điều cần thiết để giải quyết vấn đề băng tan và nhìn thấy tiềm năng cho các tuyến thương mại mới ở đó, nhưng những người khác coi điều này thể hiện một yếu điểm trong chính sách đối xứng thời Chiến tranh Lạnh khi Washington đã không nhìn nhận đúng nhu cầu kinh tế và an ninh đa dạng của Nga.

Dan Goure, cựu quan chức quốc phòng của chính quyền Bush và là nhà phân tích tại Viện Lexington, nói rằng nếu Hoa Kỳ coi Nga là đối thủ cạnh tranh, như tuyên bố trước đây, thì không có lựa chọn nào khác ngoài việc bắt đầu bù đắp lại và đối phó hoạt động của Nga ở Bắc Cực. Hơn nữa, ngay cả một khoản đầu tư khiêm tốn cũng có thể mang lại lợi nhuận lớn, ông nói.

Họ [chính phủ Nga] coi Bắc Cực là một sườn lớn dễ bị tổn thương - có khả năng là cánh tác chiến dễ bị tổn thương nhất bởi vũ khí phòng không và tên lửa, theo ông Goure. Về mặt tích cực, việc lập một cảng tại Bắc Cực là bạn không cần làm nhiều việc nhưng cũng đã đủ để buộc người Nga phải dồn nhiều nguồn lực nhằm đối phó lại cảng của bạn".

Mỹ "một đối một" với Nga tại Bắc Cực là sai lầm?

Bryan Clark, một sĩ quan và nhà phân tích tàu ngầm đã nghỉ hưu của Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách, cho rằng việc nghĩ về các căn cứ ở Bắc Cực theo cách mọi người nghĩ về tên lửa trong Chiến tranh Lạnh là không thực tế.

Chuyên gia Clark nói, chúng tôi [Hoa Kỳ] có đường bờ biển ở Bắc Cực, nhưng nó không chính xác là tuyến đường có giá trị như đường biển phía bắc- tuyến đường thương mại chạy dọc bờ biển Bắc Cực của Nga.

Chúng tôi không thể sử dụng Bắc Cực giống như cách người Nga làm. Chúng tôi không có hướng đi giống như người Nga. Họ có 7.000 dặm bờ biển, rất khó để tuần tra và họ hơi rối về việc phòng thủ khu vực này. Nơi này đã là một nơi nhạy cảm của Nga từ lâu, vì vậy, họ đã luôn đổ rất nhiều tiền vào khả năng phá băng, duy trì quyền tiếp cận".

Vì tất cả những lý do đó, các so sánh một đối một với khả năng của Nga tại Bắc Cực là sai lầm, ông nói. So sánh các khả năng ở Bắc Cực của chúng tôi với họ, đó là vô căn cứ vì bạn đang so sánh hai quốc gia rất khác nhau về những thứ họ cần với số lượng khác nhau.

Tuy nhiên, hoạt động ở phía bắc, trong tình hình đang biến đổi hiện nay, là một ý tưởng tốt, Clark nói, và có nghiên cứu quân sự cho thấy điều này là đáng giá.

Tuy nhiên, vấn đề là khi nào hạm đội ở phía bắc cần sửa chữa. Các tàu tuần duyên sẽ cần phải đi đến một nơi nào đó như Kodiak, Alaska và Hải quân có thể cần phải quay lại khu vực ngoài khơi Washington để được giúp đỡ.

Ngoài ra, Hải quân Mỹ có thể cũng phải thiết lập một trạm chuyển tiếp ở đâu đó như Nome, Alaska, dọc theo bờ biển phía tây Alaska - gần Eo biển Bering, nơi hạm đội Mỹ có thể nhận được hỗ trợ trong nhiều tháng khi điều kiện thời tiết giúp khu vực này có thể tiếp cận được. Nhưng việc đặt một cơ sở ở sườn phía bắc Alaska, như Vịnh Prudhoe, có thể không phù hợp vì băng vĩnh cửu sẽ biến khu vực đó thành một vùng đầm lầy.

Tôi nghĩ rằng ý tưởng triển khai một căn cứ ở phía bắc là một ý tưởng không hay, Clark nói. "Nó rất tốn kém và bạn tốn công xây dựng nó trong khi không thể sử dụng trong phần lớn thời gian của năm".

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ