Chồng nghẹn ngào chứng kiến vợ băng huyết, ngưng tim khi sinh con được hàng chục bác sĩ giành giật lại từ tay tử thần

(Tổ Quốc) - Chứng kiến hàng chục bác sĩ giành giật mạng sống của vợ từ tay tử thần trở về trong phòng mổ, người chồng xúc động không nói nên lời, 2 chân run cầm cập vì quá lo sợ xen lẫn hạnh phúc.

Hơn 1 tuần sau khi trải qua cuộc mổ sinh tử, chị Nguyễn Thị Tuyết (38 tuổi, quê Quảng Ngãi) đã hoàn toàn khoẻ mạnh, gương mặt rạng rỡ.

Người chồng nghẹn ngào chứng kiến hàng chục bác sĩ giành giật mạng sống cho vợ bất ngờ ra máu, ngưng tim lúc sinh con - Ảnh 1.

Hai vợ chồng liên tục bày tỏ lòng biết ơn với các bác sĩ.

Băng huyết, ngưng tim lúc lâm bồn

Có mặt tại phòng giao ban, chị Tuyết cùng chồng là anh Phan Văn Huy (41 tuổi) nhận bó hoa tươi thắm từ đội ngũ nhân viên y tế vừa cứu mình thoát chết không lâu.

Ôm bé Thành Tâm nặng 3.600 gram bụ bẫm, chị ngập ngừng không biết nói gì ngoài việc liên tục cảm ơn các bác sĩ đã "tái sinh" đời mình thêm lần nữa.

Người chồng nghẹn ngào chứng kiến hàng chục bác sĩ giành giật mạng sống cho vợ bất ngờ ra máu, ngưng tim lúc sinh con - Ảnh 2.

Họ nhận bó hoa tươi thắm từ các bác sĩ BV Từ Dũ.

"Lúc đó tôi thấy các bác sĩ chạy thật nhanh vào phòng mổ, lấy các dụng cụ, mổ cho vợ tôi đến ướt áo, thực sự tôi rất sợ và run. Các bác sĩ quá nhiệt tình, vợ tôi như được tái sinh lần thứ 2. Tôi không biết nói gì thêm ngoài sự biết ơn rất nhiều" - anh Huy xúc động chia sẻ.

Người chồng nghẹn ngào chứng kiến hàng chục bác sĩ giành giật mạng sống cho vợ bất ngờ ra máu, ngưng tim lúc sinh con - Ảnh 3.

Anh Huy chia sẻ giây phút vỡ oà khi vợ mình thoát chết.

Lúc đó mà người chồng nói là ngày 25/6, thời điểm chị Tuyết được đưa trở lại Bệnh viện (BV) Từ Dũ (TP.HCM) khi thai được 38 tuần tuổi và sản phụ ra máu âm đạo.

Trước ngày này 3 tuần, sản phụ đã đi kiểm tra vì tình trạng ra máu và nhau tiền đạo, được chích thuốc trợ phổi và dặn về nhà theo dõi kỹ.

Người chồng nghẹn ngào chứng kiến hàng chục bác sĩ giành giật mạng sống cho vợ bất ngờ ra máu, ngưng tim lúc sinh con - Ảnh 4.

Sản phụ kể lại thời khắc mình nhập viện.

Sản phụ đã có hai con 11 tuổi và 6 tuổi, từng băng huyết trong lần sinh thứ 2.

Trong ngày tái nhập viện, sau khi thăm khám và theo dõi bệnh sử, các bác sĩ nhận định khả năng sản phụ băng huyết rất cao.

Người chồng nghẹn ngào chứng kiến hàng chục bác sĩ giành giật mạng sống cho vợ bất ngờ ra máu, ngưng tim lúc sinh con - Ảnh 5.

Bé Thành Tâm rất bụ bẫm đáng yêu.

Nguy hiểm hơn là chứng thuyên tắc mạch máu trong lúc sinh vì sản phụ không vận động nhiều (do sợ biến chứng của nhau tiền đạo) tạo thành nhiều cục máu đông.

Nhận định được những biến chứng nguy hiểm sắp xảy ra, ekip điều trị đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc mổ bắt con căng não sắp diễn ra.

Chồng nghẹn ngào chứng kiến bác sĩ cứu sống vợ

Bác sĩ Hồng Công Danh, Phó Giám đốc BV Từ Dũ cho biết, đúng như dự đoán khi vừa thực hiện mổ bắt con, sản phụ lập tức tụt huyết áp, mạch lơ mơ, tím tái rồi lâm dần vào ngưng tim ngưng thở.

Lập tức, ekip điều trị tiến hành hồi sức tích cực. 50 phút đồng hồ, các bác sĩ liên tục ấn tim, xoa tim, sốc điện. Mạch và huyết áp bệnh nhân được nâng lên nhưng sản phụ lại bị rối loạn đông máu, sốc mất máu, cửa tử đã rất cận kề.

Người chồng nghẹn ngào chứng kiến hàng chục bác sĩ giành giật mạng sống cho vợ bất ngờ ra máu, ngưng tim lúc sinh con - Ảnh 6.

Để con chào đời an toàn, mẹ bé suýt đánh đổi cả mạng sống.

Giữa thời khắc căng não này, lãnh đạo BV quyết định mời người chồng đến phòng mổ để trực tiếp chứng kiến quá trình giành giật mạng sống cho vợ anh.

Báo động đỏ liên viện được kích hoạt, bác sĩ tim mạch của BV Chợ Rẫy được mời sang hỗ trợ cùng với máy siêu âm tim ngay trên bàn mổ.

"Kết quả cho thấy thất phải bệnh nhân giãn lớn, nồng độ CO2 đo được giảm thấp, đồng nghĩa với việc máu không có sự trao đổi tốt ở phổi để thải CO2 ra ngoài, dẫn đến máu đỏ biến thành máu đen ngay. Bệnh nhân được chẩn đoán bị biến chứng thuyên tắc động mạch phổi" - bác sĩ Hồng Công Danh kể lại.

Dù kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra nhưng các bác sĩ vẫn quyết tâm phải cứu bằng được sản phụ với tinh thần "còn nước còn tát".

Người chồng nghẹn ngào chứng kiến hàng chục bác sĩ giành giật mạng sống cho vợ bất ngờ ra máu, ngưng tim lúc sinh con - Ảnh 7.

Một ca sinh tại BV Từ Dũ.

Sau 3 giờ 30 phút vật lộn trong phòng mổ, từ chỗ nguy kịch, các bác sĩ đã giúp mạch và huyết áp của sản phụ dần ổn định trở lại. Các cục máu đông cũng tan, tình trạng thuyên tắc mạch và mất máu được giải quyết.

Nhận được tín hiệu của kíp mổ thông báo vợ mình được cứu thành công, anh Huy vỡ oà, 2 chân run lên. Cảm xúc của người chồng lúc ấy không gì khác ngoài việc nghẹn ngào sung sướng. Các con anh đã thoát được cảnh phải mất mẹ.

Còn gần 20 bác sĩ Sản khoa, Tim mạch, Gây mê hồi sức, kỹ thuật viên, điều dưỡng của 2 BV Từ Dũ và BV Chợ Rẫy cũng thở phào nhẹ nhõm.

Người chồng nghẹn ngào chứng kiến hàng chục bác sĩ giành giật mạng sống cho vợ bất ngờ ra máu, ngưng tim lúc sinh con - Ảnh 8.

Khoa Hậu Phẫu, BV Từ Dũ.

Mổ xong, chị Tuyết được đưa về phòng hồi sức, điều chỉnh toan máu và chăm sóc tích cực. Sau 1 ngày hồi sức, bệnh nhân mở được mắt và cai máy thở. Hiện tại, kết quả CT cho thấy máu đông không còn, sức khỏe đã hồi phục gần như hoàn toàn.

Bác sĩ Vương Đình Bảo Anh, Trưởng khoa Sản bệnh, BV Từ Dũ cho biết thuyên tắc phổi ở sản phụ có thai là khá hiếm gặp, tỉ lệ 1/1.600 trường hợp.

Người chồng nghẹn ngào chứng kiến hàng chục bác sĩ giành giật mạng sống cho vợ bất ngờ ra máu, ngưng tim lúc sinh con - Ảnh 9.

Anh Huy hạnh phúc chăm sóc con đầu lòng.

Nếu gặp tình trạng này, 15% trường hợp không qua khỏi. 2/3 trong số trên chết chỉ trong vòng 30 phút.

Nguyên nhân chủ yếu là do phụ nữ khi có thai bị thay đổi nhiều về mặt sinh lý.

Thai lớn làm chèn ép vùng chậu, các mạch máu, máu dồn về tim chậm lại. Đặc biệt là với các sản phụ ít vận động dễ hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn tại mạch máu của phổi.

Người chồng nghẹn ngào chứng kiến hàng chục bác sĩ giành giật mạng sống cho vợ bất ngờ ra máu, ngưng tim lúc sinh con - Ảnh 10.

Hai mẹ con sản phụ sắp được xuất viện.

Nguy cơ thuyên tắc phổi khi mang thai sẽ gia tăng nếu sản phụ có tiền sản giật, thừa cân, rối loạn đông máu, có di truyền về bệnh huyết khối, cao tuổi, bệnh tom mạch, đái tháo đường, nhiều vết mổ cũ...

Do đó, thai phụ, nhất là người trong nhóm nguy cơ cần đi khám thai đầy đủ để được tầm soát và xử lý các biến chứng kịp thời.

Thai phụ cũng không nên ngồi một chỗ mà phải có kế hoạch vận động phù hợp với sức khoẻ theo sự chỉ định từ bác sĩ.

Hoàng Lê

Tin mới