• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chuyên gia khẳng định Mỹ đang bị "chiếu bí", Nga - Trung có át chủ bài đem lại đại thắng?

An ninh trật tự 23/09/2020 07:19

(Tổ Quốc) - Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ nhận định rằng Mỹ đã "đi sau" Nga và Trung Quốc trong việc thích ứng với chiến tranh hiện đại.

Mới đây, tờ War on the Rock đăng tải bài viết nhan đề: "On the need for a blue theory of victory" (tạm dịch: Về sự cần thiết của một lý thuyết chiến thắng của phe Xanh) của nhà phân tích Brad Robert.

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa Mỹ với NgaTrung Quốc cả về kinh tế, chính trị lẫn quân sự, nhằm đem lại cho độc giả cái nhìn tương đối khách quan, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến sắp tới với Nga và Trung Quốc?

Mỹ rất có thể sẽ thua trong cuộc chiến lớn tiếp theo - không phải vì thiếu năng lực phù hợp mà bởi vì họ đã không chăm chỉ trong việc phân tích cách giành lấy chiến thắng. Đây là kết luận của Ủy ban Chiến lược Quốc phòng lưỡng đảng Mỹ (NDSC) trong báo cáo tháng 11/2018.

Người ta tiếp tục tranh luận rằng các nhà hoạch định quốc phòng không hiểu các đặc điểm cơ bản của các cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí thông thường chống lại kẻ địch có khả năng leo thang trên mọi khu vực, xuyên quốc gia cũng như cách định hình động lực của các cuộc chiến này là để bảo vệ lợi ích của Mỹ.

Khi những khoản tiền hoa hồng còn tiếp tục "chảy" bên trong "vành đai" Washington, tác động của các báo cáo dạng này đối với chính sách thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Nhưng báo cáo này thì khác, nó đã đánh trúng vào một "yếu huyệt".

Chuyên gia khẳng định Mỹ đang bị chiếu bí, Nga - Trung có át chủ bài đem lại đại thắng? - Ảnh 1.

Các nhà hoạch định chính sách của quân đội Mỹ đang tụt hậu?

Vào thời điểm mà nguy cơ của các cuộc chiến tranh khu vực đang gia tăng, người Mỹ đã trở nên tụt hậu trong việc phát triển một tư duy chiến lược mới và cần thiết, đây là một vấn đề nguy hiểm.

Đã đến lúc cộng đồng các nhà phân tích quốc phòng Mỹ phải đặt mình về đúng chỗ, đó là cuộc chiến giữa các cường quốc hiện đại và phải đặc biệt quan tâm tới các chiều hướng chiến lược của nó.

Đừng để bất cứ ai nghĩ rằng đây chỉ là chỉ trích xuất phát từ một ủy ban "cáu kỉnh", hãy xem xét nhận định vào năm 2016 của Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ:

"Trên nhiều phương diện, chúng ta đã đi sau trong việc thích ứng với tính chất thay đổi của chiến tranh hiện đại".

Hoặc xem xét quan điểm của Peter Roberts, Giám đốc phụ trách khoa học quân sự tại Viện Dịch vụ Liên hợp Hoàng gia (RUSI) ở London vào năm 2017:

"Các đối thủ tiềm tàng… đã tái thể hiện chiến tranh và tái hiện xung đột mà không theo ranh giới mà phương Tây áp đặt… Niềm tin vào sự vượt trội trong quá trình khái niệm hóa và trí tuệ phương Tây đã ăn sâu. Sự ngạo mạn này tạo có những nguy hiểm".

Chuyên gia khẳng định Mỹ đang bị chiếu bí, Nga - Trung có át chủ bài đem lại đại thắng? - Ảnh 2.

Tướng Joseph Dunford là một sĩ quan mang quân hàm Đại tướng Thủy quân lục chiến, hiện là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ.

Vì sao Mỹ, cường quốc quân sự hàng đầu thế giới "đi sau" Nga - Trung?

Người Mỹ đã phải chấp nhận "đi sau" bởi vì Nga và Trung Quốc đã nỗ lực trong ba thập kỷ để sắp xếp các đội ngũ trí thức của họ. Sự phát triển tư tưởng chiến lược mới của họ rất mạnh mẽ, bền vững và đáng kinh ngạc.

Các nhà hoạch định của Nga và Trung Quốc đã "tái kết hợp chiến tranh và tái tạo xung đột" với Mỹ theo những cách mà phương Tây chậm nắm bắt.

Họ nghiên cứu sâu vào cách thức tiến hành chiến tranh của Mỹ ở Kuwait, Iraq, Kosovo, Afghanistan...

Họ cũng theo dõi chặt chẽ các đánh giá định kỳ của Mỹ về chính sách, chiến lược và khả năng quốc phòng để nhận ra những "báo hiệu" về tham vọng quân sự và cách thức tiến hành chiến tranh của Mỹ trong tương lai.

Sau đó, họ sửa đổi các chiến lược quân sự, phát triển các khái niệm mới về hoạt động, cơ cấu tổ chức quân sự được tái thiết kế, phát triển và thử nghiệm các học thuyết mới đồng thời tiếp thu và cung cấp các năng lực mới phù hợp với các khái niệm và học thuyết này.

Chuyên gia khẳng định Mỹ đang bị chiếu bí, Nga - Trung có át chủ bài đem lại đại thắng? - Ảnh 3.

Hình minh họa.

Cuối cùng, các lãnh đạo ở Moscow và Bắc Kinh đã tập trung ý chí chính trị một cách bền vững để vượt qua những "chướng ngại vật" quan trọng như quan liêu, kỹ thuật và tài chính.

Không thể phủ nhận việc các chiến lược gia của họ đang tập trung vào lĩnh vực mà theo hầu hết các chuyên gia quân sự nhận định là Mỹ đã thống trị từ lâu - chiến lược hành động leo thang.

Nhưng nơi người Mỹ nhận thức sức mạnh, các chuyên gia ở Nga và Trung Quốc nhận thấy cơ hội. Đây là cốt lõi của mối quan tâm của NDSC.

Các đối thủ đã cùng nhau đưa ra các ý tưởng về cách định hình xung đột khu vực bằng các quyết định của Mỹ và đồng minh theo cách có lợi cho các mục tiêu của họ thông qua leo thang và đe dọa.

Điều này ngụ ý rằng cuộc chiến tranh giành quyền lực lớn trong tương lai có khả năng là những cuộc đối đầu về ý chí và chấp nhận rủi ro, bao gồm nhiều hoạt động gây sức ép, tống tiền và thù địch - mặc dù ít đổ máu nhưng cũng sẽ có tác động như các cuộc đại chiến trong quá khứ.

Chuyên gia khẳng định Mỹ đang bị chiếu bí, Nga - Trung có át chủ bài đem lại đại thắng? - Ảnh 4.

Syria là một mô hình xung đột sẽ tái diễn trong tương lai?

Các lý thuyết về chiến thắng

Tập hợp các ý tưởng về cách thức hình thành chuỗi xung đột khu vực này kết hợp thành một thứ có thể được coi là một lý thuyết chiến thắng.

Lý thuyết về chiến thắng bản thân nó không phải là một chiến lược, theo Nhà kinh tế học Thomas Schelling, chiến lược là một "loại hành vi hợp lý, có ý thức, có nghệ thuật nhằm cố gắng giành chiến thắng trong một cuộc đối đầu".

Có vẻ hợp lý khi cho rằng chiến lược sẽ bao gồm một lý thuyết về cách làm như vậy - nghĩa là lý thuyết chiến thắng.

Lý thuyết chiến thắng là một tập hợp các mệnh đề về cách thức và lý do tại sao hành vi của một kẻ hiếu chiến trong chiến tranh hoặc xung đột sẽ hoặc có thể ảnh hưởng đến hành vi của kẻ hiếu chiến khác theo cách mà họ mong muốn.

Theo Nhà lý luận quân sự Clausewitz, một lý thuyết chiến thắng giải thích cách đưa đối thủ đến "điểm tới hạn", nơi họ sẽ chọn không tiếp tục chi trả chi phí và chịu rủi ro của xung đột thêm nữa và thay vào đó chấp nhận tình thế mà tác nhân đầu tiên mong muốn để chấm dứt xung đột.

Còn theo Binh pháp Tôn Tử, lý thuyết chiến thắng chính là kế "khuất phục kẻ thù mà không cần chiến đấu" (Vô trung sinh hữu).

Chuyên gia khẳng định Mỹ đang bị chiếu bí, Nga - Trung có át chủ bài đem lại đại thắng? - Ảnh 5.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố "chiến thắng" trước IS ở Syria và Iraq vào năm 2019. Tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại nhóm khủng bố vẫn tiếp tục hoạt động (Ảnh: Reuters).

Theo phong cách của trò chơi chiến lược chiến tranh Wargamer, tôi gán "Đỏ" với các lý thuyết về chiến thắng của Nga, Trung Quốc và Triều Tiên, và "Xanh" với lý thuyết của Mỹ và các đồng minh của họ.

Đối với Đỏ, họ đã phát triển một tập hợp các ý tưởng về cách làm thế nào để cạnh tranh với Mỹ và đồng minh để đạt được một trật tự khu vực phù hợp hơn và nếu cần, để ngăn chặn và đánh bại họ trong khủng hoảng và chiến tranh.

Thuyết chiến thắng của Đỏ bao gồm hai quan niệm. Thứ nhất, hành động quân sự quyết định đó của Mỹ có thể được ngăn chặn bằng cách khai thác sự chia rẽ bên trong và giữa các đồng minh và Mỹ.

Thứ hai, rằng người Mỹ có thể bị thuyết phục từ bỏ một số lợi ích quan trọng trong khu vực thay vì sử dụng tiềm lực quân sự đầy đủ của mình bởi vì họ không đủ năng lực tham gia vào cuộc leo thang "bền vững".

Khái niệm chiến thắng của Đỏ cũng bao gồm nhiều thứ hơn là chỉ nắm giữ một số lợi ích. Nó cũng bao gồm lựa chọn hy sinh lợi ích mà Xanh đang bảo vệ để chấm dứt xung đột, điều này cho thấy khái niệm giúp "đảm bảo an ninh" của người Mỹ là không đáng tin cậy.

Không có thuyết chiến thắng nào có thể so sánh được với Xanh. Nhưng người Mỹ đã khởi đầu chậm trễ khi tới trước năm 2014 họ và các đồng minh quá bận rộn với các cuộc chiến khác để tập trung đầy đủ vào nhiệm vụ này.

Sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, Chính quyền Obama đã thực hiện một số hành động đúng hướng giúp khôi phục sự tập trung vào cuộc chiến tranh giữa các cường quốc và đổi mới tư duy về răn đe ở cấp độ chiến tranh thông thường.

Chiến lược Quốc phòng dưới thời ông Trump thì tập trung vào các cuộc xung đột quy ước trong khu vực chống lại các đối thủ cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân và các nền tảng triển khai tiên tiến khác để bảo vệ lợi ích của Mỹ.

Người Mỹ đã bắt đầu cập nhật học thuyết để chiến đấu trong các chiến trường tranh chấp và bắt đầu đi sâu vào tư tưởng chiến lược của Nga và Trung Quốc về xung đột hiện đại.

Nhưng liệu nó có tạo nên thành công dưới dạng một lý thuyết chiến thắng đáng tin cậy?

Những nhận định gay gắt của Tướng Joseph Dunford năm 2017 và của NDSC vào năm 2018 nói trên đã đưa ra câu trả lời rõ ràng.

Khi lật lại vấn đề của chiến tranh hiện đại vào năm 2014, Mỹ đã phát hiện ra cái giá phải trả của ba thập kỷ chiến lược "teo tóp" với một mớ lộn xộn của tư duy cũ, sự hấp dẫn của các giải pháp nhanh chóng và năng lực phân tích hạn chế đối với các vấn đề mới.

Chuyên gia khẳng định Mỹ đang bị chiếu bí, Nga - Trung có át chủ bài đem lại đại thắng? - Ảnh 6.

Xe quân sự Nga va chạm với xe bọc thép của Nga ở Syria.

Lý thuyết chiến thắng của Xanh phải thay đổi?

Lý thuyết chiến thắng của Xanh có thể được phát triển thêm trong một quy trình 3 bước:

Đầu tiên là "đi học" trên Đỏ như cách Đỏ đã "đến trường" với Xanh - tức là phát triển một lý thuyết phản bác chung cho các lý thuyết "chung chung" của Đỏ về chiến thắng và điều chỉnh mô hình đó cho phù hợp với bối cảnh khu vực cụ thể.

Các mảnh ghép để trả lời câu đố này hiện vẫn chưa kết hợp với nhau tuy nhiên khái niệm cốt lõi của nó không nên cố gắng răn đe hoặc kiểm soát việc leo thang mà thay vào đó nên tập trung vào việc tước bỏ niềm tin của Moscow và Bắc Kinh vào các tính toán leo thang của họ.

Đứng trước viễn cảnh các lợi ích mong đợi đạt được không như ý muốn đồng thời chi phí và rủi ro tăng cao, Đỏ sẽ phải cân nhắc có nên khởi đầu hoặc tiếp tục leo thang khủng hoảng trong vùng xám (một phần của xung đột không liên quan tới hoạt động vũ trang) hoặc xung đột.

Hãy coi đây là một chiến lược chống leo thang chứ không phải là một chiến lược giải quyết leo thang.

Lý thuyết chiến thắng của Xanh cũng nên tính đến năng lực răn đe mà từ đó các "tài sản" của Đỏ có thể bị tước đoạt trong thời gian khủng hoảng và xung đột.

Điều này đòi hỏi Mỹ phải phụ thuộc nhiều hơn vào khả năng răn đe của các đồng minh và sẵn sàng trong việc đảm bảo răn đe hạt nhân đủ tin cậy cho vấn đề này.

Chuyên gia khẳng định Mỹ đang bị chiếu bí, Nga - Trung có át chủ bài đem lại đại thắng? - Ảnh 8.

Việc Mỹ tăng cường xuất khẩu tiêm kích tàng hình F-35 ngoài tính kinh tế còn tăng cường khả năng răn đe của các đồng minh.

Kết luận

Mặc dù nhiều năm ủng hộ lý thuyết Đỏ và Xanh, tôi vẫn tiếp tục nhận thấy nhiều sự hoài nghi. Rõ ràng, từ "chiến thắng" không nằm trong từ vựng chính thức của Lầu Năm Góc.

Những người hoài nghi khác đặt niềm tin lớn vào năng lực tối cao của quân đội Mỹ và tin rằng sẽ không có kẻ thù nào dám vượt qua "lằn ranh đỏ" của Mỹ, bao gồm việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Mỹ hoặc các đồng minh, vì họ phải lo sợ một phản ứng đáp trả của Mỹ.

Những người khác thì tin rằng "lỗ hổng" hiện tại trong tư tưởng chiến lược Đỏ và Xanh sẽ được "lấy đầy" nhờ khả năng vượt trội của người Mỹ trong việc đổi mới.

Những người hoài nghi này đơn giản là đã không tiếp thu thông điệp của NDSC rằng năng lực tối cao của quân đội Mỹ đang giảm. Nói cách khác, nguy hiểm đang dần tăng lên.

Hậu quả của việc tiếp tục không có lý thuyết chiến thắng của Xanh có thể là gì? Nó bao gồm 4 thực tế dưới đây:

Thứ nhất, nếu không có lý thuyết Xanh, Moscow và Bắc Kinh có thể được khuyến khích để thử nghiệm sự tự tin mới được hình thành của họ và sự yếu kém được nhận thức của các liên minh thiếu chuẩn bị của Mỹ.

Họ có thể gây ra các cuộc khủng hoảng mới và cố gắng thao túng chúng để có lợi lâu dài cho họ.

Thứ hai, Mỹ và các đồng minh, mặc dù được trang bị nhiều "công cụ" mạnh mẽ như quân sự, kinh tế... nhưng không có một chiến lược thống nhất về cách điều khiển chúng để đạt được các mục tiêu trong khủng hoảng và xung đột.

Mỹ và các đồng minh "có thể thua" hoặc có thể giành chiến thắng - nhưng theo cách ra đòn quá mức và gieo mầm oán giận để kéo dài thêm xung đột.

Thứ ba, nếu không có một lý thuyết Xanh như vậy, các phản ứng cạnh tranh chiến lược trong môi trường an ninh đa cực của Mỹ có thể sẽ không hiệu quả.

Thứ tư, nếu không có lý thuyết Xanh, các đồng minh của Mỹ sẽ chỉ có thể lựa chọn trở nên độc lập và tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang hơn là tiếp tục phụ thuộc vào Mỹ như "người bảo hộ" của họ.

Những nghi ngờ về sự tín nhiệm của Mỹ đã tăng đột biến trong những năm gần đây khi các chính trị gia Mỹ tập trung về những "gánh nặng" của đồng minh và các đồng minh tìm kiếm quyền tự chủ chiến lược.

Tóm lại, lý thuyết chiến thắng Xanh là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của chiến lược.

Vào năm 2022, NDSC sẽ lại một lần nữa đưa ra nhận định về chiến lược quốc phòng của Mỹ, nếu đến lúc đó không đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải quyết vấn đề mới này, thì ủy ban sẽ phải triển khai các báo cáo sâu hơn về cuộc khủng hoảng quyền lực của Mỹ.

Nhà phân tích Brad Roberts là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Toàn cầu tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore của Mỹ.

Trực thăng Mi-35 và Mi-8 buộc trực thăng AH-64 Apache của Mỹ phải rút lui khi giám sát đoàn xe tuần tra Nga ở đông bắc Syria hôm 16/9.

Hoài Giang

NỔI BẬT TRANG CHỦ