Chuyên gia tài chính: 'Bạn sẽ sớm hối hận nếu không thực hiện 4 quy tắc quản lý tiền bạc này ngay từ khi còn trẻ!'

(Tổ Quốc) - Chuyên gia tài chính Morgan Housel cho biết bạn càng sớm tuân thủ các nguyên tắc về tiền dưới đây thì thành quả sẽ càng xứng đáng.

*Bài viết là chia sẻ của Morgan Housel - nhà điều hành của The Collaborative Fund, chuyên gia tài chính hành vi và là cựu chuyên gia tại Wall Street Journal và The Motley Fool. Ông cũng là tác giả của cuốn sách “The Psychology of Money: Timeless Lessons on Wealth, Greed, and Happiness.” 

Những mẹo nhỏ để quản lý tài chính cá nhân không hề dễ dàng để thực hiện bởi "lối tắt" hiếm khi tồn tại, ngoài ra thành quả cũng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó, ngành tài chính cá nhân – với đầy những lời khuyên dường như rất bổ ích và khiến bạn hài lòng nhưng lại không thực sự hiệu quả, cần phải nhận ra điều này.

Là lãnh đạo tại một công ty đầu tư mạo hiểm – người đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để nghiên cứu và viết về tài chính cá nhân, tôi đã thấy rằng bạn càng sớm tuân thủ các nguyên tắc về tiền dưới đây thì thành quả sẽ càng xứng đáng. Dù không hề dễ dàng nhưng nếu bạn bỏ qua những lời khuyên này, trong tương lai bạn chắc chắn sẽ hối hận.

1. Chấp nhận sống dưới mức thu nhập đòi hỏi phải kiềm chế cái tôi

Chi tiêu vượt quá nhu cầu cơ bản chủ yếu là kết quả của việc "cái tôi" và tiêu chuẩn xã hội tăng lên. Do đó, tiết kiệm chỉ là sự chuyển hướng từ việc thúc đẩy vị trí của bản thân bạn trong ngày hôm nay trở nên tiến bộ hơn vào ngày mai. Khi bạn định nghĩa tiết kiệm là khoảng cách giữa "cái tôi" và thu nhập, bạn sẽ nhận ra lý do tại sao nhiều người có khoản tiền tiết kiệm lớn dù thu nhập không cao.

Những người thành công trong việc quản lý tài chính cá nhân – không hẳn là những người có thu nhập cao, có xu hướng không quan tâm người khác nghĩ gì về họ. Đây cũng chính là kỹ năng quản lý tài chính thường bị đánh giá thấp nhất.

2. Không gắn bó với một người không quan tâm đến việc quản lý tài chính

Con đường nhanh nhất khiến kế hoạch tài chính cá nhân của bạn đổ vỡ chính là kết hôn với một người có mục tiêu tài chính khác biệt. Hai người có lối chi tiêu an toàn sẽ hiệu quả hơn là chỉ một người, bởi mâu thuẫn về tiền bạc thường dẫn đến ly hôn. Ngoài ra, còn một mẹo khác đó là: Đừng ly hôn!

3. Tránh rắc rối về tiền bạc

Charlie Munger – cánh tay phải đắc lực của tỷ phú Warren Buffett, từng nói rằng: "Không có ai sống sót sau cuộc phẫu thuật tim tốt hơn một người thực sự không cần đến sự can thiệp đó ngay từ đầu." Theo đó, chúng ta có thể rút ra bài học: Không có ai thoát khỏi cảnh nợ nần nhanh hơn là một người không vay tiền.

Hiện tại, có rất nhiều chương trình khuyến khích khách hàng vay tiền. Điều tương tự cũng áp dụng với việc đầu tư: Một phần lý do tại sao các lời khuyên làm giàu trở nên nổi tiếng là vì rất nhiều người muốn giàu có nhanh, sau khi trì hoãn việc tiết kiệm quá lâu. Một yếu tố khác cũng bị đánh giá thấp trong việc quản lý tài chính là bạn không cần phải đưa ra quyết định hoàn hảo, bạn chỉ cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

4. Lựa chọn công việc không phải đam mê nhưng được trả mức lương xứng đáng

Diễn viên hài Chris Rock có một lời khuyên rất hay cho trẻ em: "Bạn có thể trở thành bất kỳ điều gì bạn muốn, làm bất cứ điều gì bạn giỏi, miễn là họ đang tuyển dụng." Ngoài ra, giáo sư MBA Scott Galloway cũng từng chia sẻ: "Những người nói rằng bạn nên theo đuổi đam mê đều đã rất giàu."

Đây là những lời khuyên không hề nổi tiếng, nhưng một công việc dù không phải đam mê nhưng lại giúp bạn có thu nhập tốt nên được ưu tiên nhiều hơn. Một công việc đam mê nhưng thu nhập thấp có thể khiến bạn chán nản mệt mỏi khi lớn tuổi và có con. Gánh nặng về tiền bạc sẽ "bóp nghẹt" niềm vui trước đó của bạn.

Tuy nhiên, một công việc có thể trả mức lương xức đáng (với điều kiện bạn chi tiêu dưới mức đó thì bạn có thể tiết kiệm) sẽ giúp tạo ra sự linh hoạt về tài chính, cho phép bạn theo đuổi đam mê như những sở thích thông thường.

Tham khảo CNBC

Lục Lam

Tin mới