• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chuyên gia tâm lý chỉ cách đối phó với vấn nạn bạo lực học đường

Giáo dục 03/12/2016 09:00

(Tổ Quốc) - Tình trạng bắt nạt, bạo lực học đường trong thời gian gần đây diễn ra bằng nhiều hình thức như qua mạng truyền thông, Facebook, Zalo, Twitter...

Tại buổi trò chuyện về chuyên đề “Bắt nạt học đường: Những gì chúng ta biết và có thể làm” do Hội Tâm lý học - Giáo dục TP.HCM, tổ chức We Link cùng Hội quán Các bà mẹ phối hợp tổ chức tại hội trường Hội Nhà báo TP.HCM sáng 1/12, GS Jim Larson - khoa Tâm lý học ĐH Wisconsin - Whitewater đã chỉ ra cách đối phó với vấn nạn bạo lực học đường.

 

Hiện nay có rất nhiều học sinh đang sử dụng mạng xã hội như là một công cụ mới trong vấn nạn bạo lực học đường. Nhiều trường hợp không phải đánh nhau trực tiếp rồi thôi, cũng không hẳn là gây nhau, xô xát ở ngoài đời... Theo một nghiên cứu mới nhất về vấn đề bắt nạt của một nhóm tác giả cho thấy tình trạng bắt nạt, bạo lực học đường trong thời gian gần đây được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Nổi trội nhất là hình thức bắt nạt qua mạng truyền thông, bằng nhiều hệ thống mạng xã hội khác nhau như Facebook, Zalo, Twitter...

Theo GS Jim Larson, bối cảnh sống sẽ rất ảnh hưởng đến việc đứa trẻ lớn lên trở thành người đi bắt nạt người khác hay trở thành người bị bắt nạt. Vì vậy, để hạn chế được những tình trạng trên, trước hết bố mẹ phải là người theo sát con cái nhất vì là người gần gũi với con nhất. Giáo sư cho rằng bố mẹ cần thảo luận về cách sử dụng Internet và tính an toàn của nó với con cái. Hãy nói với em đó rằng chúng ta sẽ dừng vấn đề đó lại, cùng các em tìm ra vấn để để giải quyết, để cho các em có niềm tin rằng chúng ta sẽ ngăn ngừa được việc đó.

GS JIM LARSON, khoa Tâm lý học ĐH Wisconsin - Whitewater cho biết các dấu hiệu cảnh báo một đứa trẻ có thể đang bị bắt nạt:

- Quần áo hay các đồ dùng bị xé rách, hủy hoại hay mất.

- Các vết cắt hay vết bầm không giải thích được.

- Ít bạn, có ít thời gian với bạn.

- Thường hay viện lý do để không đến trường.

- Đi đường dài hay không hợp lý để đến trường.

- Bắt đầu sa sút trong học tập ở trường.

- Có biểu hiện buồn, cảm xúc không ổn, giận dữ khi về nhà.

- Giấc ngủ rối loạn.

Tuấn Minh

NỔI BẬT TRANG CHỦ