• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chuyên gia: Tổng thống Ukraine cần làm điều này nếu muốn "cứu vãn" thỏa thuận Minsk

Thế giới 10/09/2019 12:59

(Tổ Quốc) - Liệu sự kiện thả tù nhân được hoan nghênh có thực sự giúp cải thiện quan hệ Nga và Ukraine?

Trao đổi với hãng tin Sputnik, nhà phân tích an ninh và đối ngoại quốc tế Mark Sleboda nhận định, sự kiện trao đổi tù nhân hôm thứ bảy (7/9) chỉ là bước tiến đầu tiên trong quá trình hòa giải giữa Nga và Ukraine kể từ khi chiến sự nổ ra ở vùng Donbass, Ukraine vào năm 2014. Tuy nhiên, diễn biến tích cực sẽ thực sự xuất hiện khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy chịu ngồi vào bàn đàm phán với các nhà lãnh đạo Donbass.

Với 35 tù nhân mỗi nước được thả tự do, ông Zelenskyy tuyên bố, cuộc trao đổi đóng vai trò "cực kỳ quan trọng trong việc bình thường hóa và cải thiện quan hệ song phương" giữa Kiev và Moscow.

"Đây là không phải là lần đầu tiên diễn ra trao đổi tù nhân", ông Sleboda cho hay. Năm 2017, hoạt động tương tự cũng đã từng được tiến hành.

"Phải nói là phần lớn các tù nhân được Kiev trả về Nga không thực sự là người Nga. Họ không phải là công dân Nga mà là công dân Ukraine, hầu hết là công dân của Đông Ukraine và điều đó phản ánh thực chất đây là một cuộc nội chiến ở Ukraine với sự tham gia của phương Tây và Nga theo cả hai bên", nhà phân tích chỉ ra.

1076764907

Thân nhân của các tù nhân Ukraine được Nga trả tự do đón chào người thân của mình tại sân bay (ảnh: AFP)

Cuộc xung đột Donbass bùng phát không lâu sau khi chính phủ cánh hữu tại Kiev cố gắng loại bỏ tiếng Nga ra khỏi vị thế là ngôn ngữ quốc gia của Ukraine – nhưng không thành công. Theo Sputnik, gần 30% dân số Ukraine, chủ yếu tập trung ở vùng đông và nam đất nước đang sử dụng tiếng Nga hàng ngày.

Nhóm Normandy Four, bao gồm Nga, Ukraine, Pháp và Đức đã có những nỗ lực để bình ổn tình hình tại Đông Ukraine. Đặc biệt, tháng 9/2015, thỏa thuận hòa bình Minks, do nhóm này đề xuất đã được ký kết giữa các đại diện của Ukraine, Nga và hai cộng hòa li khai tự xưng (Cộng hòa Nhân dan Donetsk và Cộng hòa Nhân đan Lugansk) – nhằm kết thúc chiến tranh tại Donbass.

Thỏa thuận trên mở đường cho việc dỡ bỏ các vũ khí hạng nặng khỏi khu vực, chính quyền Ukraine phải công nhận vị thế đặc biệt cho một số vùng cụ thể tại Donbass và các bên liên quan ngồi vào bàn thương thảo về tổ chức bầu cử…

Tuy nhiên, theo ông Sleboda, vấn đề với việc cuộc trao đổi tù nhân là bước tiến đầu tiên hướng tới tiếp tục thực thi thỏa thuận Minsk chính là "để làm được điều đó… Tổng thống Zelenskyy phải nói chuyện với giới lãnh đạo của cả Cộng hòa Lugansk và Donetsk".

"Phía Ukraine, cho dù đó là cựu Tổng thống Poroshenko hay đương kim Tổng thống Zelenskyy, về cơ bản đều nói họ sẽ không thực hiện thỏa thuận Minsk. Nhưng đó vẫn là bộ khung làm việc mà hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây như Pháp, Đức, thậm chí là Mỹ và Nga đều đề cập tới", ông Sleboda giải thích. "Tuy nhiên, cho tới khi ông Zelenskyy thực sự đồng ý ngồi xuống và nói chuyện với họ để giải quyết những khác biệt chính trị tại Ukraine, cũng như cùng hợp tác hướng về sự hàn gắn nào đó… thì thỏa thuận Minsk không thể tiếp diễn… và sẽ không thể có hòa bình tại Ukraine".

Sputnik dẫn lời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố, cuộc trao đổi tù nhân của Nga và Ukraine là động thái mang tính quyết định để khôi phục đối thoại xây dựng giữa hai nước láng giềng.


"Tổng thống Pháp hoan nghênh việc trao trả tù nhân cùng nhau của Nga và Ukraine. Đây là bước đi quyết định tiến tới nối lại quá trình đối thoại tích cực, nên được tiếp tục vào các tuần sắp tới", một thông cáo báo chí phát đi từ Văn phòng Tổng thống Pháp viết. Thông cáo cũng lưu ý, "Pháp và Đức sẽ tăng cường nỗ lực trong khuôn khổ thể thức Normandy nhằm đạt được thêm nhiều tiến bộ và thực thi khía cạnh chính trị của hiệp định Minsk".

"Rõ ràng, đang tồn tại ít nhất một sự chia cắt cá nhân giữa Tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo tại châu Âu, vì vậy Washington dường như đang đứng bên lề của toàn bộ mọi thứ ở thời điểm hiện tại. Vị Thủ tướng lâu năm của Đức đã tuyên bố sẽ rời bỏ quyền lực và Đức cũng đang trong hỗn loạn chính trị của riêng mình…, Anh thì bị mắc kẹt với khủng hoảng Brexit", ông Sleboda lưu ý. "Vì vậy, chỉ còn lại Macron. Và bản thân ông ấy cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề đối nội của nước Pháp và đang bị ảnh hưởng bởi phong trào phản đối Áo vest vàng…"

"Nhiều người coi ông Macron là nhà lãnh đạo của châu Âu hiện giờ. Và ông ấy cũng từng bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ với Nga trong khi Moscow đương nhiên yêu cầu cải thiện quan hệ với Ukraine đầu tiên. Hiện tại mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc đang không ngừng được đẩy mạnh để trở thành một liên minh thực sự", chuyên gia an ninh giải thích.

Phương Đỗ

NỔI BẬT TRANG CHỦ