Chuyện nghề ship "lãi" trong thời dịch: Kiếm thì kiếm được, nhưng nguy cơ cũng lắm!

(Tổ Quốc) - Tài xế, shipper công nghệ là một trong số những nghề phải tiếp xúc nhiều nhất trong mùa dịch. Tuy nhiên, hằng ngày họ vẫn phải ra đường mưu sinh và tự tìm cách bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19.

Các shipper nói gì về chuyện hoạt động công suất lớn thời Covid-19?

Những ngày này, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều hoạt động sản xuất, buôn bán ngưng trệ, người dân hạn chế tiếp xúc nơi đồng người nên nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao, dịch vụ giao nhận hàng có phần sôi động.

Trước những khuyến cáo của Bộ y tế về việc hạn chế tiếp xúc và tụ tập nơi đông người, rất nhiều người dân đã có lựa chọn đặt hàng qua mạng, các ứng dụng trên điện thoại thông minh, nhất là các nhu cầu liên quan đến thực phẩm, ăn uống hằng ngày.

Dù đã trang bị đồ phòng dịch cơ bản, nhiều shipper vẫn đi làm để đảm bảo thu nhập lo lắng

Nhiều người dân lựa chọn việc mua hàng online thông qua dịch vụ giao nhận hàng hoá.

Bên cạnh đó, các cửa hàng, quán ăn thay vì phục vụ trực tiếp đã chuyển qua hình thức bán hàng online thông qua lực lượng giao nhận hàng hóa (shipper). Đây được xem là phương pháp hữu hiệu nhất để áp dụng trong mùa dịch.

Việc sử dụng các hình thức mua sắm, đặt hàng online vừa đảm bảo được nhu cầu của nguời dân, các cửa hàng vẫn có thể hoạt động đảm bảo cho việc kinh doanh không bị đình trệ mà không phải đến như khu vực đông người, hạn chế được việc di chuyển nhiều trong 1 ngày.

Dù đã trang bị đồ phòng dịch cơ bản, nhiều shipper vẫn đi làm để đảm bảo thu nhập lo lắng

Đây được xem như là biện pháp tối ưu trong thời điểm hiện nay

Tuy nhiên, việc này cần đến những người "trung gian" đó là các shipper, nhân viên giao hàng... Giờ đây, họ trở thành những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và cửa hàng. Không chỉ vậy, với tính chất đặc thù của công việc, họ liên tục phải di chuyển rất nhiều địa điểm trong 1 ngày.

Công việc của shipper trở nên sôi động trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19

Trước đó, chiều 25-3, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus (Covid-19) thành phố Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu tất cả cửa hàng, dịch vụ không thiết yếu như quán bar, karaoke, cà phê, trung tâm thể thao... tạm dừng hoạt động từ nay đến hết ngày 5-4. 

Dù đã trang bị đồ phòng dịch cơ bản, nhiều shipper vẫn đi làm để đảm bảo thu nhập lo lắng

Dù đã trang bị đồ phòng dịch cơ bản, nhiều shipper vẫn đi làm để đảm bảo thu nhập lo lắng

Nhiều nhà hàng dừng nhận khách, chỉ bán hàng thông qua các shipper

Nghiêm túc chấp hành, rất nhiều cửa hàng, đặc biệt là các quán ăn, nơi thường xuyên phải tiếp số lượng khác lớn đã đóng cửa, ngừng đón khách hàng đến ăn tại cửa hàng. 

Tuy nhiên, không ít hộ kinh doanh đã chuyển sang hướng bán hàng online. Hiện nay, các ứng dụng mua bán đồ ăn trực tuyến đã không còn xa lạ với phần lớn người dân, đây được xem như là biện pháp thích hợp trong thời điểm hiện tại.

Dù đã trang bị đồ phòng dịch cơ bản, nhiều shipper vẫn đi làm để đảm bảo thu nhập lo lắng

Anh Nguyễn Duy Thao – chủ cửa hàng cơm.

Anh Nguyễn Duy Thao – chủ cửa hàng cơm ở phố Duy Tân ( Cầu Giấy – Hà Nội ) cho biết từ ngày khởi phát dịch lượng khách đến ăn tại đây giảm hẳn thay vào đó là việc tăng đơn hàng đặt online.

" Được tin có dịch thì cửa hàng của tôi không tiếp khách ăn ở đây nữa mà chỉ bán online. Những người đến lấy hàng như Grab, Goviet hoặc Now... tôi mới bán. Lượng đơn hàng so với những ngày chưa có dịch tăng 30-40%", anh Thao chia sẻ.

Dù đã trang bị đồ phòng dịch cơ bản, nhiều shipper vẫn đi làm để đảm bảo thu nhập lo lắng

Dù đã trang bị đồ phòng dịch cơ bản, nhiều shipper vẫn đi làm để đảm bảo thu nhập lo lắng

Nhiều người bắt đầu làm shipper để kiếm thêm thu nhập trong thời gian khó khăn này.

Nhiều người thất nghiệp trong thời điểm hiện nay đã chuyển sang làm shipper để kiếm thêm thu nhập, đảm bảo chi phí cuộc sống.

Anh Lê Chí Kiên ở Hà Đông ( Hà Nội) vừa làm tài xế cho Goviet được 2 tuần, lượng khách đặt xe ít nên anh chủ yếu đi giao hàng.  

"Đang lúc rảnh rỗi không có việc làm nên tôi đăng ký xe ôm công nghệ, một ngày giao được khoảng 50 đơn hàng với thu nhập trung bình từ 500-600 nghìn đồng/ngày".

Những nguy cơ thấy trước

Đúng, phải đảm bảo mưu sinh. Đó cũng là động lực lớn nhất để các shipper chấp nhận ra đường trong thời kỳ Covid-19, dù còn rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn. 

Diễn biến tình hình dịch vẫn còn phức tạp, có những khu dân cư, cao ốc, khách sạn buộc phải phong tỏa, tiến hành cách ly vì có trường hợp nghi nhiễm, hay có người dương tính với virus SARS-COV2. Nhu cầu được sử dụng dịch vụ vận chuyển đồ ăn, thức uống hay các nhu yếu phẩm trở nên cao hơn, việc tiếp xúc với quá nhiều người trong ngày làm việc của các shipper cũng khiến họ mang nguy cơ trở thành F1, F2, F3... cao hơn rất nhiều. 

Đương nhiên, họ sẽ tìm cách để bảo vệ bản thân. 

Dễ dàng nhận thấy trên khắp tuyến phố, đặc biệt là trước sảnh các toà nhà chung cư xuất hiện rất nhiều nhân viên giao hàng như thế này. Đặc biệt, hầu hết họ đều đã có ý thức tự bảo vệ bản thân trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Dù đã trang bị đồ phòng dịch cơ bản, nhiều shipper vẫn đi làm để đảm bảo thu nhập lo lắng

Nhu cầu mua hàng trực tuyến tăng cao.


Dù đã trang bị đồ phòng dịch cơ bản, nhiều shipper vẫn đi làm để đảm bảo thu nhập lo lắng

Không chỉ đồ ăn mà các nhu yếu phẩm khác.

Chị Nguyễn Thị Thảo (nhân viên giao hàng) tâm sự : "Dịch bệnh như thế này tôi lo lắm vì phải tiếp xúc với nhiều người, không biết là ai có bệnh hay không nhưng thu nhập từ nghề shipper ổn định để lo cho con cái nên tôi cố gắng bám trụ".

Ý thức rõ công việc của mình trong giai đoạn bùng phát dịch khá nguy hiểm, các tài xế công nghệ luôn trong tâm thế đề phòng và tự giác thực hiện những biện pháp phòng chống lây lan Covid-19.

Dù đã trang bị đồ phòng dịch cơ bản, nhiều shipper vẫn đi làm để đảm bảo thu nhập lo lắng

1 số cửa hàng chuẩn bị sẵn nước rửa tay sát khuẩn cho các shipper.

Tại 1 số cửa hàng chỉ phục vụ online luôn để sẵn các dung dịch sát khuẩn ngay lối ra vào để các nhân viên giao hàng có thể sát khuẩn cơ bản trước và sau khi ra khỏi cửa hàng.

Giờ đây trong túi trang thiết bị cơ bản của ngành nghề này đã xuất hiện thêm những vật dụng không thể thiếu như nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang, thậm chí 1 số người còn chuẩn bị thêm cả găng tay y tế. 

Anh Cường (tài xế grab) luôn phòng bị trong túi 2 chai rửa tay khô và 3 chiếc khẩu trang kháng khuẩn để sử dụng trong quá trình giao hàng nhằm bảo vệ mình và trước nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Dù đã trang bị đồ phòng dịch cơ bản, nhiều shipper vẫn đi làm để đảm bảo thu nhập lo lắng

Nhiều nhân viên giao hàng còn tự chuẩn bị sẵn nước rửa tay sát khuẩn cho riêng mình.

Không chỉ vậy, từ nhân viên giao hàng cho đến các tài xế xe ôm công nghệ đều đã nâng cao ý thức tự bảo vệ bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin có liên quan đến dịch Covid-19, đặc biệt là các khu vực cách ly tại chỗ trong địa bàn thành phố. Hạn chế giao hàng, di chuyển đến những khu vực này để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như cộng đồng.

Anh An Như Sơn (tài xế Grab) ở quận Hà Đông (Hà Nội) cũng áp dụng biện pháp tương tự.

"Tuy có sự lo lắng nhất định nhưng mình cũng phải chấn an và sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn như sử dụng khẩu trang, mũ, kính, đến các cửa hàng có nước rửa tay cũng xin rửa thường xuyên. Với lại mình phải nắm bắt thông tin khu vực giao nhận có an toàn không, tránh tiếp xúc với người ở gần khu cách ly dịch Covid 19", anh Sơn cho hay.

Để tránh nguy cơ lây nhiễm và bảo vệ bản thân, các shipper cần tuân thủ các quy tắc an toàn sau:

1. Luôn đeo khẩu trang kháng khuẩn trong thời gian làm việc.

2. Sử dụng dung dịch rửa tay khô trước và sau khi nhận hàng, thường xuyên vệ sinh tay bằng xà bông.

3. Giữ khoảng cách an toàn 2 mét với khách.

4. Giữ ấm cơ thể, không tham công tiếc việc quá mức, luôn ăn uống đầy đủ dưỡng chất để bảo đảm hệ đề kháng của cơ thể.

Suri - Mạn Ngọc/ Ảnh&Clip: Suri

Tin mới