Cơ hội nào cho các doanh nghiệp logistics khi hơn 10 tỷ USD hàng hóa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng lạnh?

Tri Túc | 06-09-2020 - 15:33 PM

(Tổ Quốc) - Doanh thu của các đơn vị trong ngành chuỗi cung ứng lạnh giai đoạn 2019-2023 dự kiến đạt tăng trưởng kép là 19,6%.

Quy mô ngành thực phẩm lên đến 10 tỷ USD, chuỗi kho lạnh tại Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức

Theo báo cáo của Euromonitor, quy mô thị trường thực phẩm cần vận chuyển lạnh trong ngành bán lẻ Việt Nam, không tính mảng thủy sản, ước đạt 1,2 tỷ USD. Nếu tính chung các loại dược phẩm chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào chuỗi cung ứng lạnh thì quy mô này có thể lên đến gần 10 tỷ USD vào năm 2020.

Tại Việt Nam, chuỗi cung ứng lạnh hiện vẫn chưa được chú ý nhiều. Theo khảo sát từ CEL Consulting, chỉ 8,2% nhà sản xuất cho thị trường nội địa áp dụng chuỗi lạnh, thấp hơn rất nhiều so với con số 66,7% của nhà xuất khẩu. Vì thế, tình trạng hư hỏng trong sản phẩm nông sản của Việt Nam khá cao, chiếm tới 25,4%, khiến rác thải sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam cao hơn 5,3% so với tiêu chuẩn mà Tổ chức Nông nghiệp và Liên hiệp quốc (FAO) đặt ra. Bản thân nhà sản xuất, bán lẻ cũng bị thiệt hại, giảm sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh vì thiếu bảo quản lạnh theo đúng chuẩn mực.

Trước tình trạng trên, các nhà sản xuất lẫn bán lẻ đang tìm cách cải thiện. Đây chính là cơ hội cho các chuỗi cung ứng lạnh. Hiện, dẫn đầu thị trường dịch vụ kho lạnh là hàng loạt doanh nghiệp ngoại như FM Logistics, CLK Cold Storage, Emergent Cold, Swire Cold Storage Vietnam, Lotte Logistics Vietnam, Konoike Vina… Không kém cạnh, các tên tuổi nội địa như ABA Cooltrans, Transimex, Hùng Vương, Mekong Logistics, MP Logistics, Vinafco Vietnam, Panasato, Phan Duy, Quang Minh, Satra… cũng chen chân.

Theo báo cáo Logistics của Bộ Công Thương, tỷ lệ thuê ngoài về logistics năm 2023 dự kiến đạt 41%, tăng đáng kể từ mức tăng 35% năm 2019. Doanh thu của các đơn vị trong ngành chuỗi cung ứng lạnh giai đoạn 2019 - 2023 dự kiến đạt tăng trưởng kép là 19,6%.

Nhu cầu dự trữu lạnh sẽ tăng trong tương lai cùng với sự phát triển của ngành thực phẩm, F&B

Trong tương lai, chuỗi cung ứng lạnh được dự báo sẽ tăng trưởng cùng sự tăng trưởng của các ngành sản xuất thực phẩm, ngành F&B - những ngành nóng sốt và ghi nhận tăng trưởng hai con số. Cụ thể khi thị trường bán lẻ chạm tới cột mốc 1200 – 1300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 cửa hàng, các hãng đều cần đến dịch vụ kho lạnh, vận chuyển lạnh để giữ thực phẩm tươi ngon, chất lượng. Báo cáo gần đây của CBRE cũng cho rằng, nhu cầu không gian dự trữ lạnh sẽ tăng lên trong 5 năm tới, để phục vụ cho các hình thức phân phối bán lẻ đa kênh của thực phẩm tươi sống của các ngành nói trên.

Dù chưa được chú ý nhiều, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng lạnh đã tăng cường mở rộng thêm kho cũng như ứng dụng tự động hóa vào hoạt động ở các DC, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhân lực, ngăn chặn sự tác động của dịch bệnh, đón đầu cơ hội phát triển của thị trường.

Trong đó, ABA Cooltrans - doanh nghiệp đi đầu chuỗi cung ứng lạnh với 12% thị phần về xe lạnh và trong top 3 về kho lạnh – vừa mở mới trung tâm phân phối lạnh (DC) ở Thủ Đức, Tp.HCM. Đây là DC thứ 3 của ABA Cooltrans, nâng tổng diện tích các trung tâm phân phối lạnh hiện tại lên thêm khoảng 5.000 m2, đạt sức chứa ước tính 8.000 tấn, tổng giá trị đầu tư vào khoảng 250 tỷ đồng.

Tỷ lệ thuê kho lạnh dự tăng lên 41% đi cùng sự phát triển vượt bậc của nhà bán lẻ thực phẩm, F&B: Cơ hội lớn cho chuỗi cung ứng lạnh với các tên tuổi ABA Cooltrans, FM Logistics...  - Ảnh 1.


CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM