Cơ thể có 3 “bất thường” này sau khi ăn cơm, chứng tỏ số lượng tế bào ung thư trong người bạn đang tăng ngày càng nhiều

Đỗ Đỗ | 18-11-2020 - 00:00 AM

(Tổ Quốc) - Trong cuộc sống hàng ngày bạn nên quan sát các dấu hiệu ung thư thông qua các hành động cơ bản như ăn cơm, uống nước, tắm rửa...

Ung thư là căn bệnh đáng sợ hơn bao giờ hết, ước tính mỗi năm trên thế giới có 14,1 triệu bệnh nhân mới mắc. Đáng nói, đa số người bệnh ung thư thường được phát hiện khi bệnh đã phát triển ở giai đoạn muộn bởi có những dấu hiệu không rõ ràng, khiến bệnh nhân tưởng bệnh vặt nên dễ bỏ qua.

Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, tự kiểm soát cơ thể để phát hiện dấu hiệu ung thư sớm là chìa khóa quan trọng để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày bạn nên quan sát các dấu hiệu bản thân thông qua các hành động cơ bản như ăn cơm, uống nước, tắm rửa... Cụ thể, khi các tế bào ung thư phát triển, cơ thể bạn sẽ xuất hiện 3 dấu hiệu dưới đây khi ăn cơm.

1. Ăn nhưng không cảm thấy ngon miệng, mất vị giác thường xuyên

Theo tờ Webmd, có nhiều lý do khiến một người không còn cảm giác thích thú khi ăn như cảm cúm, trầm cảm... Trong số đó, ung thư cũng có thể là một nguyên nhân. Khi tế bào ung thư phát triển trong cơ thể sẽ làm thay đổi quá trình trao đổi chất. Đồng thời, một số bệnh ung thư như dạ dày, tuyến tụy, ruột kết và buồng trứng cũng có thể gây áp lực lên dạ dày và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.

bo-bua-lam-co-the-suy-nhuoc-thieu-suc-song.jpg

Một số bệnh ung thư như dạ dày, tuyến tụy, ruột kết và buồng trứng cũng có thể gây áp lực lên dạ dày và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.

Theo Tiến sĩ Ioana Bonta (bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm điều trị ung thư Hoa Kỳ): Cảm giác ăn nhanh no, mất vị giác thường xuất hiện ở các bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng. Nhóm này dù ăn một lượng thức ăn nhỏ nhưng cũng thấy đã no bụng, thậm chí cảm thấy sợ thức ăn.

Ngoài ra, sự thay đổi vị giác còn có thể xảy ra trong hoặc sau quá trình điều trị ở một số bệnh nhân ung thư. Người bệnh có thể cảm thấy đồ ăn vị đắng hoặc tất cả các thức ăn đều có cùng một vị. Vì vậy, nếu có bất cứ thay đổi nào về vị giác ảnh hưởng tới khả năng ăn uống, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.

2. Khó nuốt, buồn nôn khi ăn

Theo chuyên trang sức khỏe Healthline, một số bệnh ung thư có thể dẫn đến các vấn đề về ăn uống, chẳng hạn như khó nuốt, thay đổi cảm giác thèm ăn hoặc đau sau khi ăn.

Triệu chứng này thường gặp ở bệnh ung thư dạ dày, ung thư vòm họng. Những loại ung thư này không để lại nhiều triệu chứng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bệnh có thể gây khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa và đầy hơi.

stomachcancer1280-1591067212-1254-1591067299.jpg

Triệu chứng khó nuốt, buồn nôn khi ăn thường gặp ở bệnh ung thư dạ dày, ung thư vòm họng

Tuy nhiên, không chỉ các loại ung thư đường tiêu hóa mới có thể gây ra các triệu chứng này. Ung thư buồng trứng cũng có thể liên quan đến đầy hơi, khó tiêu. Buồn nôn và nôn cũng có thể là một triệu chứng của ung thư não.

3. Ăn đủ chất nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi

Theo bác sĩ chuyên khoa ung thư Nita Ahuja của Viện Đại học Johns Hopkins (Mỹ), ăn đủ chất nhưng vẫn mệt mỏi có thể là dấu hiệu sớm của ung thư.

Tế bào ung thư sử dụng chất dinh dưỡng của cơ thể bạn để phát triển và sinh sôi, vì vậy những chất dinh dưỡng mà bạn ăn có thể không được bổ sung nuôi cơ thể bạn. Việc “ăn cắp chất dinh dưỡng” này có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

947d7dc515957e6899ca95d75f6ae616.jpg

Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân cơ bản gây ra mệt mỏi, nhiều nguyên nhân trong số đó không liên quan đến ung thư. Nếu các triệu chứng của bạn đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đi kèm với giảm cân, sốt, chảy máu bất thường thì tốt nhất nên đến viện càng sớm càng tốt.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM