• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Công ty vừa vượt Softbank trở thành doanh nghiệp lớn thứ 2 Nhật Bản: Trị giá 100 tỷ USD, biên lợi nhuận đạt 50%, chỉ đứng sau Toyota về vốn hóa

Chuyện kinh doanh 03/06/2020 14:20

(Tổ Quốc) - Công ty kín tiếng của Nhật Bản này vượt Softbank, Sony về vốn hóa, chỉ đứng sau Toyota.

Nhờ sự nổi lên của robot mà một nhà sản xuất hệ thống tự động hóa công nghiệp trở thành doanh nghiệp lớn thứ 2 Nhật Bản. Điều này cho thấy tầm quan trọng của một lĩnh vực vốn xưa nay ít được nhắc đến tại một quốc gia luôn bị thống trị bởi những doanh nghiệp sản phẩm tiêu dùng.

Keyence – một nhà sản xuất hệ thống máy móc tự động và cảm biến cho nhiều nhà máy đã chứng kiến giá cổ phiếu tăng 19% trong năm nay trở thành công ty lớn thứ 2 Nhật Bản tính về giá trị thị trường. Ở mức giá trị thị trường hơn 100 nghìn tỷ yên (100 tỷ USD), Keyence đã vượt cả gã khổng lồ viễn thông Softbank và NTT Docomo để đứng ngay sau ông lớn Toyota.

Keyence nổi tiếng có lợi nhuận khủng với biên lợi nhuận hoạt động lên tới hơn 50%, mức cao nhất trong cả nước. Có được điều đó là nhờ việc sản xuất các sản phẩm cảm biến áp suất, máy đọc mã vạch và quét laser đều được thuê ngoài để tránh chi phí vốn cao.

Hệ thống bán hàng dẫn đầu ngành công nghiệp của họ tạo ra giải pháp vượt trội cho các khách hàng và thường được liệt vào những công ty trả lương cao nhất Nhật Bản. Việc cổ phiếu tăng mạnh cũng mang lại lợi ích to lớn cho nhà sáng lập Tokemitsu Takizaki – người đã vượt Masayoshi Son trở thành người giàu thứ 2 Nhật Bản. Ông Takizaki hiện nắm giữ 23% cổ phần của Kyence.

"Công ty này có mọi thứ - tốc độ tăng trưởng cao, cổ tức cao và biên lợi nhuận hoạt động cao", theo Norihoro Fujito – Giám đốc đầu tư tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley nói. "Đó là một loại cổ phiếu dài hạn mà bạn muốn giữ và truyền lại cho đời cháu chắt của mình".

Keyence đã tăng gấp 3 giá trị thị trường kể từ đầu năm 2016. Nó cho thấy tầm quan trọng của các nhà sản xuất robot và linh kiện máy móc trên thị trường chứng khoán của Nhật Bản.

Trước đây, thị trường chứng khoán Nhật Bản từng được thống trị bởi các ngân hàng và nhà sản xuất ô tô nhưng những năm lãi suất là 0 và hiện về âm đã khiến lợi nhuận của những công ty loại này bị tổn thất nặng nề trong khi đó tầm quan trọng của những công ty này cũng bị ảnh hưởng khi dịch Covid-19 ập đến. Toyota là công ty lớn nhất nhưng họ đang dự đoán lợi nhuận giảm 80% trong năm nay và vẫn là công ty lớn nhất Nhật Bản với vốn hóa gấp đôi Kyence.

Điều tương tự cũng diễn ra ở thị trường chứng khoán Mỹ khi chỉ số S&P 500 thời gian gần đây chứng kiến nhiều cái tên đến từ lĩnh vực công nghệ thông tin hơn.

"Trên khắp thế giới các doanh nghiệp đều đang hướng tới những nhà máy tự động hóa", một chuyên gia phân tích nhận định.

"Chúng tôi thích Keyence vì họ thuê ngoài sản xuất thay vì tự sở hữu nhà máy, cho phép họ tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu, phát triển. Họ cũng sử dụng mô hình bán hàng trực tiếp để giữ mối thâm tình với các khách hàng. Chiến lược này có nghĩa là họ có thể chiếm được thị phần tốt hơn trong các ngành công nghiệp và có thể tập trung vào giải pháp mang lại giá trị cao cho khách hàng".

Dù dịch Covid-19 sẽ nhấn chìm lợi nhuận trong năm nay nhưng Nomura vẫn nhận thấy có một sự phục hồi "lên mức độ lợi nhuận cao nhất và đạt lợi nhuận cao kỷ lục vào năm sau".

Có một điểm là Keyence không cung cấp chi tiết báo cáo tài chính và cũng có rất ít buổi công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý mặc dù Nhật Bản đang khuyến khích các công ty minh bạch và kết nối gần hơn với thị trường.

"Sự thật là Kyence đã vượt Sony – đó là phản hồi cực kỳ sắc bén dành cho các cổ đông, nó phản ánh thực tế nhất".

Vân Đàm

NỔI BẬT TRANG CHỦ