• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Cú "lòe" ngoạn mục của Nga: Su-37 cực kỳ đặc biệt từng khiến Mỹ-NATO lạnh gáy, TG sửng sốt

An ninh trật tự 05/04/2020 19:17

(Tổ Quốc) - Tại Triển lãm Hàng không Le Bourge (Pháp), Nga đã làm công chúng sửng sốt với màn trình diễn chưa từng có của một chiếc máy bay tiêm kích phản lực siêu cơ động được gọi là Su-37.

Su-37 Nga khiến Mỹ-NATO hết "tinh tướng"

Tiêm kích Su-37 là chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 4 với ứng dụng cánh ổn định ngang phía trước (cánh vịt) được cho là có một tương lai cực kỳ sáng sủa. Nó cũng là máy bay tiêm kích đầu tiên của Nga được lắp động cơ phản lực có điều khiển vector lực đẩy (UVT).

Nhưng rất tiếc, cuộc đời của chiếc máy bay này chỉ kéo dài được có 7 năm. Tuy vậy, nó đã khiến Mỹ- NATO khi đó lạnh gáy.

Còn nhớ, vào tháng 6 năm 1996 tại Hội chợ Hàng không quốc tế nổi tiếng tại Le Bourge (Pháp) các phi công Nga đã có màn "thách đấu" đầy ấn tượng với một sản phẩm thí nghiệm chung của Đức và Mỹ là máy bay chiến đấu thế hệ mới X-31A.

Cú lòe ngoạn mục của Nga: Su-37 cực kỳ đặc biệt từng khiến Mỹ-NATO lạnh gáy, TG sửng sốt - Ảnh 1.

Tác giả Hùng Nguyễn - nguyên là phi công quân sự Không quân Nhân dân Việt Nam, hiện đang sinh sống và làm việc tại Moscow, Liên bang Nga.

Các màn bay trình diễn của MiG-29 và Su-37 (lúc đó còn có tên là Su-27M) của Nga đã làm "lu mờ" hình ảnh sản phẩm chung của Đức và Mỹ. Mà trước đó họ ( NATO) vẫn "tinh tướng" cho rằng mình không có đối thủ.

Theo Tổng biên tập Tạp chí "Cánh bay Tổ Quốc" của Nga lúc đó là ông Lev Berne nhận xét với bài viết "Kẻ tiên phong trong siêu cơ động" thì máy bay X-31A với các đông tác thao diễn siêu phức tạp trên không được trình diễn ở độ cao lớn, cao hơn máy bay Nga.

Đồng ý là họ (phi công NATO) "vặn" máy bay ở những động tác không bình thường. Nhưng về đoạn cuối của mỗi động tác máy bay thường bị mất tốc độ ở mặt phẳng ngang nhưng để lấy lại tốc độ họ tăng tốc rất nhanh vì lúc đó X-31A đã được trang bị ống phản lực có điều khiển UVT.

Hiểu được vấn đề này, các nhà sáng chế máy bay Nga đã đưa vào ứng dụng cho mình với các điều chỉnh về khí động học cho bản thiết kế máy bay Su-27 và ống phản lực có điều khiển.

Lúc đầu ở nhà máy xuất hiện sản phẩm có tên là T-10M-11 sau đó được đặt tên là Su-37. Đặc biệt là nó được lắp động cơ mới là AL-31FP với hệ điều khiển xi lanh thủy lực ống xả (сопло).

Cú lòe ngoạn mục của Nga: Su-37 cực kỳ đặc biệt từng khiến Mỹ-NATO lạnh gáy, TG sửng sốt - Ảnh 2.

Tiêm kích Su-37 do Nga chế tạo.

Lần đầu tiên máy bay được thay hệ thống điều khiển từ Analog sang kỹ thật số. Trong buồng lái đã có 4 màn hình mầu đa chức năng. Cần lái truyền thống được thay bẳng Joystick. Hoàn thiện hệ thống máy ngắm quang điện tử. Su-37 được trang bị máy đo laser và hồng ngoại.

Hệ thống ăng ten định vị lưới & pha có khả năng theo dõi đồng thời 20 mục tiêu ở khoảng cách đến 170km. Hệ thống Anten bao quát mục tiêu ở phía đuôi máy bay có thể nhận ra mục tiêu ở cự ly khoảng 70km.

Vũ khí cho máy bay cũng được trang bị đa dạng hơn từ tên lửa không đối không, bom không điều khiển đến tên lửa không đối đất có điều khiển và cả tên lửa chống hạm.

Nhưng "vũ khí" mạnh nhất của Su-37 lại chính là khả năng cơ động của nó trong không gian. Lần đầu tiên có một cỗ máy "to đùng", bay ở Góc tấn cực lớn với tốc độ tiến gần bằng 0 nhờ vào hệ thống được các thao tác trên máy tính của máy bay.

Su-37 "Terminator - Kẻ hủy diệt" vì sao không sản xuất hàng loạt?

Chiếc Su-37 với số 711 trên đuôi đứng và màu sơn camo sa mạc lần đầu tiên xuất hiện tại Le Bourge vào ngày thứ Sáu (gần cuối) của Hội chợ. Nhiều đoàn khách đã hủy vé về chỉ vì nán lại xem máy bay Nga.

Cú lòe ngoạn mục của Nga: Su-37 cực kỳ đặc biệt từng khiến Mỹ-NATO lạnh gáy, TG sửng sốt - Ảnh 4.

Các loại vũ khí dự kiến được trang bị cho Su-37.

Phi công thí nghiệm của Nga là Frolov bay sang Pháp cùng chiếc Su-37 ko kịp đem theo tài liệu phải nhờ Đại sứ Nga tại Pháp và Phó Thủ tướng Nga lúc đó là ông Urinsov xin Ban Tổ chức cho bay biểu diễn.

Trong Ba chuyến bay đầu không xảy ra sự cố gì, đến chuyến thứ 4 thì xảy ra là "Càng không thu". Phi công tiếp tục bay và sử lý. Khi thu được càng, thả ra lại không đúng vị trí. Tuy nhiên điều đó không làm ảnh hưởng lắm đến nội dung biểu diễn.

Khắc phục xong lỗi của bộ càng, phi công siêu hạng Frolov tiếp tục biểu diễn và làm sửng sốt công chúng.

Nhưng thực sự lấy "được lòng" người hâm mộ là vào tháng 9 năm 1996 tại Farnborough (Anh) khi Florov lần đầu tiên làm động tác "Lộn ngược" tiếng Nga gọi là KULBIT tức là lộn máy bay 360 độ trong mặt phẳng đứng... hoặc có thể gọi là "thắt vòng đứng" với bán kính gần bằng 0 và tốc độ cực thấp. Động tác này sau đc gọi là "Charka Florova".

Cú lòe ngoạn mục của Nga: Su-37 cực kỳ đặc biệt từng khiến Mỹ-NATO lạnh gáy, TG sửng sốt - Ảnh 5.

Tiêm kích Su-37 Nga bên cạnh tiêm kích F-16 Mỹ.

Thậm chí các đông tác khó cũ được thực hiện trên Su37 lại như mới khi "Rắn hổ mang" ngóc đầu trên 150 độ và đứng hình đến 3-4 giây. Trong trạng thái đó phi công Su-37 dành được các lợi thế tối đa, nếu đó là một trận không chiến quần vòng.

Ngoài ra chiếc tiêm kích này còn biểu diễn các tiết mục như tăng tốc dưới 10 giây, vòng chiến đấu hay khoan đứng, lộn vòng chiến đấu mất độ cao 300-400 mét.

Ngay sau đó, giới báo chí quân sự đã đặt cho Su-37 cái tên rất hầm hố là "Terminator - Kẻ hủy diệt".

Thật trớ trêu là Su-37 chỉ có 1 phiên bản số 711 sơn camo sa mạc. Ngày 19/12/2002 chiếc máy bay này gặp nạn tại ngoại ô Moscow, phi công điều khiển lúc đó là Iuri Vasuk đã kịp nhảy dù thoát hiểm.

Có nhiều câu hỏi được đặt ra khi chiếc Su-37 duy nhất không còn nữa, tại sao Nga không tiếp tục sản xuất hàng loạt?

Một trong những giải thích cho nó là: Những năm đó nền Công nghiệp quốc phòng Nga không có tiền để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm và sản phẩm Su-37 với động cơ UVT lần đầu bay thử trên tiêm kich Nga thực chất như một "Phòng thí nghiệm" cực kỳ hiệu quả và hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ của mình.

Việc mang đi khoe tại Pháp, Anh như một máy bay chiến đấu chỉ để "lòe" đối phương vào thời điểm đó mà thôi. Chí ít, nó đã khiến Mỹ-NATO khi đó thực sự lo sợ trước một dòng máy bay tiêm kích đầy uy lực thế hệ mới của Nga và sau này, các dòng Su-30SM, Su-35 kế thừa những "thành quả" của Su-37 để làm mưa làm gió trên thị trường thế giới.

Tiêm kích Sukhoi Su-37 của Nga

Hùng Nguyễn (từ Moscow, Nga)

NỔI BẬT TRANG CHỦ