Cuộc chiến bảo vệ cá mập mako vây ngắn Bắc Đại Tây Dương: EU và Mỹ 'phá hỏng cơ hội vàng'

Cẩm Mai | 30-11-2020 - 15:04 PM

(Tổ Quốc) - Cuộc đàm phán về việc đánh bắt cá mập mako ở Bắc Đại Tây Dương do Ủy ban Bảo tồn Cá ngừ Đại Tây Dương (ICCAT) tổ chức từ 16 đến 22/11 vừa qua đã đi vào bế tắc.

Nguyên nhân là do: Trong khi các nhà bảo vệ môi trường phẫn nộ, đề nghị bảo vệ loài cá mập này, thì Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ giờ đây lại ngăn cản việc phê duyệt các biện pháp bảo vệ. Điều này giống như một sự "lật kèo" bởi trước đây chính họ (Mỹ và EU) đã thúc đẩy việc bảo tồn cá mập mako dựa trên cơ sở khoa học. 

Cuộc chiến bảo vệ cá mập mako vây ngắn Bắc Đại Tây Dương: EU và Mỹ phá hỏng cơ hội vàng - Ảnh 1.

Trong khi đó, năm nay, Canada, Senegal lần đầu tiên hoạt động với tư cách độc lập trong Ủy ban ICCAT. Vương quốc Anh đã đề xuất lệnh cấm đánh bắt cá mập mako vây ngắn ở Bắc Đại Tây Dương trong tình hình chúng bị đánh bắt quá mức nghiêm trọng.

Vì vậy, Chủ tịch Ủy ban ICCAT đã cho kết thúc các cuộc đàm phán về cá mập mako của năm nay và đề xuất họp lại vào tháng 7/2021. 

Các nhà khoa học của ICCAT ước tính quần thể cá mập mako mất 5 thập kỷ nữa mới phục hồi, cho dù chúng ta có ngăn chặn được việc đánh bắt chúng ngay lập tức. 

Rất tiếc, trong cộng đồng ICCAT lúc này thiếu sự đồng thuận hành động bền vững.

"Sự suy giảm cá mako ở Bắc Đại Tây Dương là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng bảo tồn cá mập đang trở nên cấp bách nhất thế giới, nhưng EU và Mỹ lại coi trọng lợi ích trước mắt từ việc đánh bắt cá mập mako hơn tất cả mà phá hỏng cơ hội vàng để đưa ra biện pháp rõ ràng và đơn giản nhằm khắc phục tình hình".

Cuộc chiến bảo vệ cá mập mako vây ngắn Bắc Đại Tây Dương: EU và Mỹ phá hỏng cơ hội vàng - Ảnh 2.

"Nhiều lần EU và Mỹ ngăn cản các biện pháp bảo vệ cá mập mako dựa trên cơ sở khoa học, cho phép các nước hàng đầu về đánh bắt cá, như: Tây Ban Nha, Ma-rốc và Bồ Đào Nha v.v… tiếp tục đánh bắt không có giới hạn và khiến các quần thể cá mập mako bị tổn hại nghiêm trọng" - ý kiến của ông Ali Hood, Giám đốc Bảo tồn tổ chức Shark Trust.

Cá mập vây ngắn mako là loài cá mập có giá trị đặc biệt nên chúng bị đánh bắt để lấy thịt và vây. Chúng tăng trưởng chậm và bị đánh bắt quá mức khiến số lượng cá mập mako ngày càng giảm sút đáng báo động.

Cá mập mako bị nhiều quốc gia trên toàn cầu đánh bắt mà không phải tuân theo hạn ngạch đánh bắt quốc tế. Trình tự các quốc gia đánh bắt cá mập mako vây ngắn Bắc Đại Tây Dương nhiều nhất trong năm 2019 là EU (gồm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha), Ma-rốc, Canada, Mỹ và Senegal.

Cuộc chiến bảo vệ cá mập mako vây ngắn Bắc Đại Tây Dương: EU và Mỹ phá hỏng cơ hội vàng - Ảnh 3.

Vào tháng 4/2020, Canada trở thành quốc gia Bắc Đại Tây Dương duy nhất đơn phương cấm đánh bắt cá mập mako vây ngắn, theo cảnh báo của các nhà khoa học. 

"Thật đau lòng khi chứng kiến Mỹ đang là nước bảo tồn cá mập toàn cầu, trở thành nước gây trở ngại chính cho các biện pháp bảo vệ cá mập mako dựa vào khoa học. 

Thay mặt cho hàng chục nghìn thợ lặn Mỹ, chúng tôi sẽ thúc giục chính quyền sắp tới của tổng thống Biden khôi phục cam kết khoa học và cách tiếp cận phòng ngừa của Mỹ, nhất là với sinh vật biển dễ bị tổn thương và không thể thay thế như cá mập" - ông Ian Campbell, Phó Giám đốc Chính sách và Chiến dịch của Dự án AWARE cho biết. 

Theo Project Aware

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM