• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Cuộc thi hát Thính phòng-Nhạc kịch 2009: Băn khoăn giọng Aria, romance Việt Nam đạt chuẩn quốc tế

28/04/2009 11:58

Các aria, romance của Việt Nam đạt chuẩn đúng với tất cả các loại giọng, mang tính chất quốc tế chưa? Hiện nay chúng ta vẫn chưa phải là "kho tàng" đầy đủ thanh nhạc.PV co cuộc trao đổi với ông Trương Ngọc Thắng - GĐ Học viên âm nhạc Huế, thành phần giám khảo cuộc thi hát Thính phòng - Nhạc kịch về vấn đề trên.

Các aria, romance của Việt Nam đạt chuẩn đúng với tất cả các loại giọng, mang tính chất quốc tế chưa? Hiện nay chúng ta vẫn chưa phải là "kho tàng" đầy đủ thanh nhạc.PV co cuộc trao đổi với ông Trương Ngọc Thắng - GĐ Học viên âm nhạc Huế, thành phần giám khảo cuộc thi hát Thính phòng - Nhạc kịch về vấn đề trên.




Năm nay tiêu chí cuộc thi các thí sinh tham gia sẽ phải lựa chọn các aria của các nhạc sĩ thế kỉ 17, 18, 19, 20 và các romance cổ điển, hiện đại hoặc đương đại nước ngoài. Trước khi cuộc thi diễn ra có nhiều ý kiến cho rằng tại sao chúng ta không tôn vinh những aria, romance "made in Việt Nam" vào phần thi bắt buộc. Với tư cách là thành viên ban giám khảo, ông nghĩ gì về điều này?

- Đó là một gợi ý, nhưng theo tôi ở Việt Nam mới chỉ có một vài opera nổi tiếng như Cô Sao, Người tạc tượng, Bông sen trắng, Bên bờ sông K’rông Pa”và một vài aria, romance khác. Nhưng các aria, romance của Việt Nam đạt chuẩn đúng với tất cả các loại giọng, mang tính chất quốc tế chưa? Hiện nay chúng ta vẫn chưa phải là "kho tàng" đầy đủ thanh nhạc. Chính vì vậy tiêu chí hát romance, aria của các tác giả Việt Nam tôi nghĩ, có lẽ đến lần thứ 5 mới thực hiện được. 

Cuộc thi hát Thính phòng - nhạc kịch đã trải qua 3 lần tổ chức nhưng thực tế cho thấy chủ yếu các thí sinh đoạt giải cao đều theo học hoặc công tác ở các trường nghệ thuật miền Bắc. Với 2 năm kinh nghiệm chấm thi, ông lý giải thế nào?

- Ở Hà Nội điều kiện học tập tốt hơn, tài liệu phong phú hơn, đội ngũ giảng viên có tay nghề cao hơn. Phải nói rằng phần lớn những người đang làm công tác giảng dạy về thanh nhạc ở toàn quốc đều tốt nghiệp ở miền Bắc. Chính vì lẽ đó, việc các thí sinh ở miền Bắc hay được giải cao theo tôi đó là chuyện bình thường. Nơi đây không những đào tạo ra những thí sinh đoạt giải cao mà còn đào tạo ra những người thấy chấm các thí sinh ấy.

Ví dụ như tôi học Nhạc viện đã mười mấy năm, người thầy của tôi là NSND Trung Kiên. Cho nên các sinh viên Huế nếu học trực tiếp với NSND Trung Kiên chắc chắn phải tốt hơn là học từ tôi.

 Tiêu chí để chấm ở cuộc thi lần này?

- Đầu tiên là phải sử dụng thành thạo các kỹ thuật belcato. Thứ hai là về ngôn ngữ. Ban tổ chức đã quy định "hát nước nào ra nước đó", đương nhiên điều này chúng ta còn phải phấn đấu. Thứ ba, trong quy chế thí sinh chọn tác phẩm Việt Nam thì phải trình bày với tinh thần hát dùng kỹ thuật Châu Âu nhưng phải tròn vành rõ chữ và thể hiện tinh thần, con người Việt Nam.

Và thầy sẽ không được chấm trò?

- Đúng vậy. Tiêu chí này được ban tổ chức đưa ra chắc là để tránh sự không khách quan. Nhưng tôi nghĩ điểm này không cần phải bắt buộc bởi nhiều cuộc thi thầy vẫn chấm trò trên cơ sở khách quan.

Những lỗi chủ yếu mà các thí sinh mắc phải trong buổi thi đầu tiên là gì, thưa ông? Hai thí sinh của Huế xem ra "đuối hơn" các thí sinh của Nhạc viện TP.HCM, Nhà hát nhạc vũ kịch - Việt Nam ở buổi thi đầu tiên?

- Các thí sinh hát sai thì ít, nhưng vẫn bị lỗi về vị trí âm thanh (còn gọi là cộng minh) và lỗi lấy hơi. Đó là điểm tôi nhận thấy qua 5 bạn thi ở buổi đầu tiên. Lê Thị Huỳnh (Học viện Âm nhạc Huế) thi chưa tốt lắm. Theo tiêu chí của trường các thí sinh đi thi lần này đều phải học lực khá, giỏi. Trường không chọn Huỳnh nhưng vì bạn này mong muốn đi để học hỏi nên được chúng tôi "đặc cách". Còn lại các thí sinh ở Hà Nội chuẩn bị tương đối kỹ từ giọng hát đến người đệm đàn.

Với tư cách là Giám đốc Học viên âm nhạc Huế, ông có định thay đổi về cách giảng dạy để các học trò của mình không bị "lép vé" ở các cuộc thi lần sau?

- Trường chúng tôi lâu nay chưa chú trọng đến việc dạy phát âm ngoại ngữ một cách bài bản như vài trường âm nhạc trong nước đã làm. Vẫn chỉ là thầy học phát âm thế nào về truyền lại cho trò. Có lẽ sắp tới nhà trường sẽ đưa môn học phát âm tiếng Ý, Đức, Nga vào trong các tiết học. Có lẽ chỉ với sự thay đổi như vậy thì mới hi vọng một ngày gần đây sẽ có những thí sinh của trường đoạt giải cao ở một cuộc thi hát thính phòng - nhạc kịch.

Thực tế cho thấy những người chiến thắng trong các cuộc thi trước như Tố Uyên, Thăng Long, Quốc Hưng... sau nhiều năm vẫn là cái tên xa lạ trong đời sống âm nhạc. Ông có thể nói gì về điều này?

- Âm nhạc có nhiều loại hình và đối tượng thưởng thức riêng mà thực ra khán giả thính phòng - nhạc kịch thì không nhiều, chưa có sức lan tỏa, phổ thông như các thể loại nhạc khác như: pop, jazz, rock. Muốn có người đam mê loại hình âm nhạc này đòi hỏi phải nâng cao giáo dục âm nhạc. Thực tế giáo dục âm nhạc của chúng ta hiện nay đang còn có "vấn đề". Tôi lấy làm tiếc vì có những người thầy, sinh viên phấn đấu theo con đường âm nhạc thính phòng nhạc kịch hiện vẫn gặp nhiều khó khăn.



Theo VNN

NỔI BẬT TRANG CHỦ