• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đàm phán hoà bình Afghanistan: Dấu mốc cho thoả thuận ngừng bắn

Thế giới 13/09/2020 20:23

(Tổ Quốc) - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã kêu gọi các bên tham chiến nắm bắt cơ hội đạt được thoả thuận hoà bình toàn diện, đồng thời thừa nhận nhiều thách thức đang ở phía trước.

Các đại diện chính phủ Afghanistan và lực lượng nổi dậy Taliban đã tổ chức cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt chiến tranh trong hai thập kỷ đã khiến hàng chục nghìn người và binh lính tử vong.

Đàm phán hòa bình Afghanistan: Dấu mốc cho thỏa thuận ngừng bắn - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Reuters

Trước thềm cuộc đàm phán trực tiếp trong những ngày tới, nhiều quốc gia và các nhóm khác nhau đã hối thúc các bên tham chiến tiến tới thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức và xây dựng thỏa thuận bảo vệ quyền phụ nữ.

Theo hãng Reuters, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi nhanh chóng chấm dứt xung đột kéo dài nhất của Mỹ trước thềm bầu cử trong tháng 11.

Lễ khai mạc diễn ra chỉ một ngày sau dịp kỷ niệm 19 năm xảy ra vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 vào nước Mỹ do Washington có liên quan quân sự tại Afghanistan. Nước Mỹ tổ chức lễ tưởng niệm vụ khủng bố tại New York trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Sự kiện 11/9 đánh dấu một trong những ngày kinh hoàng và tang thương nhất trong lịch sử nước Mỹ, khi quốc gia này lần đầu tiên hứng chịu vụ tấn công khủng bố quy mô lớn trong nội địa do phiến quân al-Qaeda của trùm khủng bố Osama bin Laden thực hiện.

"Lựa chọn hệ thống chính trị của bạn là do bạn đưa ra. Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng bảo vệ quyền của tất cả người Afghanistan là cách tổ nhất để bạn phá vỡ chu kỳ bạo lực", người đứng đầu Hội đồng hòa bình Afghanistan – ông Abdullah Abdullah nói trong lễ khai mạc tại thủ đô Doha của Qatar.

Ông Abdullah cũng nhấn mạnh, mặc dù hai bên không thể thống nhất về tất cả các điểm nhưng họ nên thỏa hiệp.

"Phái đoàn của tôi ở Doha đại diện cho hệ thống chính trị hỗ trợ hàng triệu phụ nữ và nam giới ở nhiều nền tảng văn hoá, xã hội và sắc tộc khác nhau trên quê hương chúng tôi", ông nói.

Nhà lãnh đạo Taliban – ông Mullah Baradar Akhund nhấn mạnh rằng Afghanistan nên có hệ thống Hồi giáo, trong đó tất cả các bộ lạc và sắc tộc của đất nước không hề có bất kỳ sự phân biệt và sống trong cuộc sống tràn ngập tình yêu thương và tình anh em.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cảnh báo rằng quy mô và phạm vi hỗ trợ tài chính của Mỹ trong tương lai đối với những quốc gia chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ quốc tế, đều phụ thuộc vào "lựa chọn và hành vi".

Đại diện đặc biệt của Mỹ - Zalmay Khalilzad đã nói với báo chí rằng các nỗ lực ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố là điều kiện chính nhưng cũng bảo vệ quyền của phụ nữ.

Các quan chức, nhà ngoại giao và nhà phân tích nói rằng mặc dù cả hai bên cùng ngồi vào bàn đàm phán là một thành tựu lớn nhưng điều này không có nghĩa là con đường dẫn đến hòa bình sẽ dễ dàng trong bối cảnh bạo lực gia tăng trên khắp đất nước.

Điều kiện ngừng bắn

Chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban đã có cuộc gặp sau lễ khai mạc để thảo luận về tiến trình đàm phán, các quan chức cho biết. Theo Reuters, cuộc gặp vào ngày Chủ Nhật sẽ tập trung vào nỗ lực giảm đáng kể bạo lực và tiến tới lệnh ngừng bắn vĩnh viễn.

Bằng cách nào để đưa Taliban vào một thỏa thuận bảo vệ quyền phụ nữ và dân tộc thiểu số được xem là thách thức lớn.

"Người dân Afghanistan có lẽ là trái tim của tiến trình hòa bình mà không ai có thể bị bỏ lại phía sau, kể cả phụ nữ", Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nhấn mạnh.

Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng lên tiếng bốn nhà đàm phán trong phái đoàn ngoại giao là phụ nữ cho thấy, các lợi ích ở Afghanistan có sự tham gia của phụ nữ trong đời sống công cộng. Ông cũng khẳng định các tiến bộ xã hội của đất nước cần phải bảo vệ.

Theo dõi truyền hình ở thủ đô Kabul – Afghanistan, giáo viên Pariwash Farkish cho biết, mặc dù bà đã chứng kiến các vụ nổ bạo lực, vì vậy các cuộc đàm phán hòa bình là rất quan trọng nhưng bà vẫn bày tỏ các lo ngại.

"Mặc dù tôi vẫn theo dõi buổi lễ hôm nay nhưng tôi không hề thấy có phụ nữ nào trong số lực lượng Taliban và điều này khiến tôi lo lắng", bà nói.

Cựu Tổng thống George W.Bush đã gửi quân Mỹ đến Afghanistan một tháng kể từ sau vụ tấn công khủng bố vào ngày 11/9. Mặc dù chính quyền Taliban nhanh chóng bị lật đổ nhưng họ đã tập hợp lại và từ đó tiến hành cuộc nổi dậy thu hút các nước láng giềng của Afghanistan và quân đội từ hàng chục quốc gia.

Các cuộc đàm phán nhằm tạo ra một thỏa thuận hòa bình toàn diện và là một phần của hiệp ước rút quân giữa Mỹ và lực lượng Taliban vào tháng Hai. Sau nhiều tháng trì hoãn, các tranh chấp về việc yêu cầu Taliban trả 5.000 tù nhân đã được giải quyết trong tuần này.

Trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11, Tổng thống Donald Trump đang tìm cách thể hiện sự tiến bộ trong cam kết chấm dứt sự can thiệp của Mỹ tại Afghanistan.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ