• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Dân có cường thì quốc mới thịnh: TP.HCM nhân rộng mô hình phổ cập bơi học đường

Thể thao 13/10/2016 11:06

Thời gian gần đây tình trạng đuối nước ở học sinh ngay càng gia tăng, do đó vấn đề phổ cập bơi lội cho học sinh (HS) càng được quan tâm hơn. Nhằm tạo một sân chơi bổ ích, rèn luyện kỹ năng bơi cho thiếu nhi, đặc biệt là hạn chế tình trạng đuối nước ở học sinh, TP.HCM đã tổ chức tốt “chương trình phổ cập bơi cho học sinh” và hiện đang nhân rộng mô hình này.

Bắt đầu từ tháng 5.2011, Sở GD&ĐT TP.HCM đã phối hợp cùng Liên đoàn Thể thao dưới nước TP.HCM triển khai kế hoạch liên tịch Phổ cập bơi lội học đường đến hầu hết các trường học trên địa bàn TP. Theo đó, từ năm học 2010- 2011 đến nay, tất cả các trường học có hồ bơi ở TP.HCM đã đưa môn bơi lội vào giảng dạy chính khóa trong tiết thể dục. Các trường tiểu học có hồ bơi hoặc gần các CLB bơi lội quận, huyện triển khai thí điểm dạy bơi cho trẻ từ 7 đến 8 tuổi. Đồng thời, Sở còn khuyến khích các đơn vị trường học (từ mầm non đến THPT) mở diện tích hoặc xây hồ bơi trong khuôn viên trường. Riêng những trường không có hồ bơi thì phối hợp với những hồ bơi gần trường để thực hiện giảng dạy.

Chủ tịch Liên đoàn Thể thao dưới nước TP Huỳnh Công Minh cho biết, sau thời gian thực hiện phổ cập bơi lội cho HS, chúng tôi thu được kết quả đáng mừng. Đó là nhận thức của nhà trường và phụ huynh về vấn đề phải tổ chức và tạo điều kiện cho các em HS được học bơi lội là vấn đề cấp thiết. Từ nhận thức ấy mà số lượng trường học tổ chức cho HS học bơi đã nhiều hơn. Ông Minh còn cho rằng, đưa môn bơi lội vào dạy ở bậc tiểu học là hết sức hợp lí vì các lứa tuổi này tiếp cận với các kỹ năng bơi nhanh nhất cũng như phụhuynh các em còn trẻnên rất năng động. Khi được trang bị kỹ năng bơi ngay từ nhỏ thì sẽ giảm được tai nạn dưới nước một cách tối đa và tăng kỹ năng sống và làm việc cho các em.

Còn đối với HS THPT thì tổ chức phổ cập như một môn học ngoại khóa, sau mỗi học kỳcó tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả của các em. Chương trình phổ cập bơi dành cho HS thời gian qua đãđạt được một số kết quả thiết thực như ở quận Phú Nhuận: mỗi học kì có hơn 2.000 HS được cấp giấy chứng nhận bơi được 25m và hầu hết đã phổ cập cho các trường trên địa bàn quận (12 trường cấp 1; 7 trường cấp 2 và 3 trường cấp 3, ngoài ra còn có một số trường dân lập). Còn tại quận Tân Phú, chương trình dạy bơi phòng chống đuối nước đã có11/11 phường tham gia. Ngoài ra còn phục vụbơi miễn phí hè cho 11 phường với số lượng tham gia lên đến gần 4.000 em. Trong khi đó năm học 2015-2016, quận 1 có tổng số HS tham gia gần 3.200 em, tăng gấp đôi so với những năm đầu TP phát động phổ cập bơi lội học đường.

Ban đầu khi triển khai chương trình, một số phụ huynh không đồng tình, không hiểu rõ lợi ích của việc học bơi của con em dẫn đến có sự cản trở trong việc dạy và học bơi. Thế nhưng khi kết thúc đợt phổ cập, nhiều phụ huynh lại muốn gửi gắm con em mình để tiếp tục rèn luyện thêm môn bơi lội. Chị Nguyễn Ngọc Mỹ (phường 3, quận Phú Nhuận) cho biết: “Lúc đầu tôi là một trong những người không đồng tình khi trường học đưa cháu đến hồ bơi. Thế nhưng đến nay, con tôi đã biết bơi khá tốt. Điều đó khiến tôi thay đổi suy nghĩ và mong muốn chương trình phát triển mạnh hơn”.

Còn em Trần Tâm Như (lớp 10 trường THPT Trưng Vương, quận 1, TP.HCM: “Em rất sợ nước nên đến hết năm lớp 9 vẫn chưa dám tập bơi. Sau một học kỳ được các thầy hướng dẫn, nay em đãtự tin khi biết bơi để đến các hồ bơi với bạn bèvào cuối tuần”. Trong khi đó, mẹ em – chịNguyễn Thị Thuyết chia sẻ: “Khi cháu chưa biết bơi tôi rất lo lắng mỗi khi cháu đi chơi với bạn bè. Nay thì rất an tâm rồi vì khi cháu biết bơi thì nguy cơ đuối nước không còn”.

Để tổ chức được những sân chơi bổ ích như thế này, các Trung tâm Thể dục, thể thao đãphối hợp với phụ huynh các trường trên địa bàn tuyên truyền vận động các em thiếu nhi hiểu rõ lợi ích của việc học bơi để tham gia thường xuyên và đầy đủ. Phổ cập môn bơi lội không chỉ là đầu tư của Nhà nước mà các Mạnh Thường Quân, Ban đại diện cha mẹ HS cũng có thể tham gia. Đồng thời phải chútrọng tăng cường nguồn lực xãhội hóa trong đầu tư hồ bơi vàđào tạo kỹnăng dạy bơi cho lực lượng giáo viên các trường. Thực tế cho thấy, nếu đầu tư một cách tích cực thì kết quả năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước.

(Theo báo Văn Hóa)

L.Hải-H.Giang

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ