Dân số toàn cầu sẽ đạt 9,7 tỷ năm 2050, làm sao nông nghiệp Việt Nam vừa đáp ứng nhu cầu, vừa không gây ô nhiễm?

(Tổ Quốc) - Chỉ riêng trong năm 2019, nhiệt độ Việt Nam đã tăng 0,9 độ C, dẫn đến kỷ lục hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng. Nghiên cứu chỉ ra rằng biến đổi khí hậu sẽ làm giảm sản lượng thu hoạch trong khu vực tới 17% và thu hẹp đất canh tác tới 20% vào năm 2050.

Ngành canh tác lúa nước ở Việt Nam đang phải đối mặt với một mâu thuẫn dường như không thể giải quyết được: vừa phải sản xuất cây trồng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh và nắm bắt các cơ hội kinh tế từ các hiệp định thương mại tự do, vừa cần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong điều kiện khí hậu diễn biến thất thường.

Từ lâu nông nghiệp đã là nền tảng của nền kinh tế Việt Nam, khi mà đất canh tác chiếm gần 40% tổng diện tích đất, và khoảng 20 triệu lao động trong nghề nông – tương đương 39,45% việc làm tại Việt Nam.

Lúa nước là loại cây nông nghiệp chính của Việt Nam, với 21,5 triệu tấn được tiêu thụ bởi người Việt kể từ năm 2019, cao thứ năm trên thế giới. Song việc canh tác lúa, đáng ngạc nhiên, lại gây ra tác động môi trường không hề nhỏ. Trồng lúa tạo ra hơn 10% lượng khí thải nhà kính (GHG) trong nền nông nghiệp toàn cầu, đồng thời tiêu thụ 21% tổng lượng nước sử dụng cho sản xuất cây trồng trên toàn thế giới, dẫn đến biến đổi khí hậu và sự khan hiếm nước toàn cầu.

Chỉ riêng trong năm 2019, nhiệt độ Việt Nam đã tăng 0,9 độ C, dẫn đến kỷ lục hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng. Nghiên cứu chỉ ra rằng biến đổi khí hậu sẽ làm giảm thu hoạch trong khu vực tới 17% và thu hẹp đất canh tác tới 20% vào năm 2050. Đồng thời các báo cáo cũng chỉ ra rằng dân số toàn cầu sẽ đạt 9,7 tỷ vào năm 2050 và nhu cầu về sản xuất lương thực thực phẩm sẽ tăng 50%.

Dân số toàn cầu sẽ đạt 9,7 tỷ năm 2050, làm sao nông nghiệp Việt Nam vừa đáp ứng nhu cầu, vừa không gây ô nhiễm? - Ảnh 1.

Vậy làm thế nào để một xã hội còn nặng về nông nghiệp như Việt Nam có thể tồn tại và phát triển tiềm năng cung ứng sản phẩm mà không phá huỷ hoàn toàn hệ sinh thái?

Nông nghiệp thông minh dựa trên mạng lưới thiết bị kết nối Internet (IoT) có thể đưa ra những thay đổi

Nông dân trong mọi khu vực cần được khuyến khích hướng tới các biện pháp canh tác bền vững và thân thiện với môi trường hơn, và nông nghiệp thông minh cung cấp giải pháp bằng cách sử dụng các công nghệ mới như mạng lưới thiết bị kết nối Internet (IoT), điện toán đám mây và những dữ liệu lớn.

Ví dụ điển hình như phương pháp trồng lúa được gọi là ‘tưới luân phiên’, phương pháp này đem lại sự bền vững cho môi trường, tuy nhiên vẫn còn có nhiều thách thức khi thực hiện do điều kiện chưa thích hợp. Phương pháp này đơn giản là việc tưới ngập liên tục và khô ngập luân phiên lên ruộng lúa, với mực nước giới hạn ở một lượng nhỏ trong quá trình tưới.

Theo các nghiên cứu phát triển nông nghiệp và nông thôn do Ngân hàng Thế giới thực hiện, phương pháp tưới luân phiên đã được chứng minh rằng lượng khí thải mêtan trong quá trình thực hiện có thể giảm 48% và lượng nước sử dụng giảm đến 28%.

MimosaTEK - một startup ở Việt Nam đã áp dụng nông nghiệp thông minh dựa trên mạng lưới thiết bị kết nối Internet. Thiết bị này đo mực nước trên ruộng lúa và truyền dữ liệu sang phần mềm quản lý điện toán đám mây. Sau đó các nông hộ có thể theo dõi mực nước và xác định thời gian lý tưởng để tưới tiêu cũng như lượng nước tối ưu. Các thao tác sẽ được thực hiện trên điện thoại thông minh. 

Dân số toàn cầu sẽ đạt 9,7 tỷ năm 2050, làm sao nông nghiệp Việt Nam vừa đáp ứng nhu cầu, vừa không gây ô nhiễm? - Ảnh 2.

Kết quả của cuộc thí điểm thành công và đem lại năng suất cao đến mức 95% trong tổng số hơn 80 nhà nông tham gia thí điểm cho biết rằng họ muốn tiếp tục sử dụng hệ thống mạng lưới thiết bị kết nối Internet (IoT), và 90% trong số họ sẵn sàng bỏ tiền ra cho hệ thống này.

Chính phủ Việt Nam hiện nay đang tìm cách mở rộng ứng dụng nông nghiệp thông minh dựa trên mạng lưới thiết bị Internet (IoT) với nhiều nhà nông trên khắp đồng bằng sông Cửu Long: nông dân chỉ cần truy cập vào điện thoại thông minh và kết nối Internet cùng với các thiết bị tưới tiêu đã được thiết lập sẵn cho phương pháp tưới luân phiên.

Phương pháp này có tính đơn giản cao đồng nghĩa với việc bất kỳ người nông dân nào đã quen thuộc với phương pháp tưới luân phiên đều có thể nhanh chóng áp dụng.

Các bên liên quan quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp khu vực có thể hỗ trợ trong tương lai cùng với sự hậu thuẫn từ chính phủ Việt Nam. Các nguồn tin địa phương báo cáo rằng, các tập đoàn lớn như Bayer sẽ trở thành nhà đầu tư chiến lược cho các doanh nghiệp nông nghiệp địa phương.

Những doanh nghiệp được đầu tư để thực hiện các hoạt động nông nghiệp bền vững, đồng thời làm tăng năng suất sẽ là một lợi thế cốt lõi cho nền kinh tế xanh ở Việt Nam.

Q.L

Tech Wire Asia

Tin mới