Đạo diễn trăm tỷ Phan Xine: Tạo ra một sản phẩm tốt sẽ ĐEM ĐẾN lợi nhuận, chứ không phải làm tất cả mọi thứ VÌ lợi nhuận, làm phim cũng vậy!

Trang Đỗ | 26-09-2020 - 10:17 AM

(Tổ Quốc) - "Tôi không đặt lợi nhuận lên tiêu chí đầu tiên, với tôi, điều quan trọng nhất vẫn là storytelling, kể một câu chuyện, giải thích việc tại sao mình muốn kể câu chuyện này, thông điệp mang đến là gì? Cảm xúc mình muốn đem đến cho khán giả là gì? – Những cái đó nó quan trọng hơn", đạo diễn trăm tỷ Phan Xine bày tỏ về quan điểm kinh doanh trong nghệ thuật!

Đạo diễn trăm tỷ Phan Xine: Tạo ra một sản phẩm tốt sẽ ĐEM ĐẾN lợi nhuận, chứ không phải làm tất cả mọi thứ VÌ lợi nhuận, làm phim cũng vậy! - Ảnh 1.

Theo anh, điện ảnh phải ngành nghề dễ kiếm tiền không?

Có lẽ với một số người thì điện ảnh là nghề dễ kiếm tiền nhưng mà cũng có một số người khác cũng không hẳn. Khi mà tôi bắt đầu vào nghề này, không nghĩ rằng điện ảnh là một nghề để kiếm tiền vì tôi thấy rằng làm những nghề khác có khi còn kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng sau một thời gian làm việc, tôi phát hiện ra điện ảnh cũng có thể kiếm được nhiều tiền. Bây giờ, tôi xem vừa điện ảnh vừa là thú vui, vừa là đam mê, vừa là công việc mang đến thu nhập cho mình.

Thời gian gần đây thì số lượng những bộ phim trăm tỷ ngày càng nhiều, thậm chí có những phim đạt doanh thu 200 tỷ. Với anh, danh xưng trăm tỷ đó ý nghĩa như thế nào?

Gọi là danh xưng vì nó là một cái brand, một cái nhãn mác gắn vào, giúp bộ phim có cái gì đó để người ta nhớ đến. Đối với tôi, cái danh xưng đó không quá quan trọng, quan trọng là cái tác phẩm của mình để lại là gì. Tất cả danh xưng đều có thể thay đổi. Ngày hôm nay mọi người gọi là đạo diễn triệu đô, nghe có gì đó rất ghê gớm nhưng sau đó ai cũng có thể trở thành đạo diễn triệu đô, đạo diễn trăm tỷ. 

Đạo diễn trăm tỷ Phan Xine: Tạo ra một sản phẩm tốt sẽ ĐEM ĐẾN lợi nhuận, chứ không phải làm tất cả mọi thứ VÌ lợi nhuận, làm phim cũng vậy! - Ảnh 2.

Nếu để ý, các bạn có thể thấy trong vòng vài năm trở lại đây, có lẽ số lượng đạo diễn trăm tỷ đã lên đến con số khoảng 10 rồi, rõ ràng nó không còn là một cái gì đặc biệt nữa và mọi người sẽ tiếp tục đi tìm những danh xưng khác. Tôi không quan trọng với các danh xưng này, mà cho rằng tác phẩm mình để lại quan trọng hơn.

Con số này nói lên điều về thị trường điện ảnh của chúng ta?

Nó là một tín hiệu rất tốt vì trước đây mọi người không nghĩ rằng phim Việt Nam cũng có thể kiếm được trăm tỷ, nhưng các con số 100 tỷ, 150 tỷ, 170 tỷ, 200 tỷ lần lượt xuất hiện và tôi mong con số đó có thể lên 300 tỷ trong thời gian tới. Điều này chứng tỏ gì? Thị trường điện ảnh Việt Nam rất rộng mở và điện ảnh Việt có thể kiếm ra tiền.

Bản thân anh một đạo diễn trăm tỷ. Vậy sau bộ phim đầu tay doanh thu khổng lồ như thế, anh đã được những ?

Trước đây khi muốn làm một bộ phim, tôi phải đi kiếm nhà đầu tư, xong rồi tôi phải đi pitch, phải chào dự án cho họ, nhưng sau bộ phim đầu tiên được 100 tỷ thì chuyện đó không còn là vấn đề của tôi nữa, ngược lại, các nhà đầu tư, các hãng phim tự tìm đến mình và chào dự án cho mình. Bộ phim 100 tỷ sẽ mang đến rất nhiều cơ hội cho các bạn đạo diễn, sự thật là vậy!

Theo anh thì điện ảnh nghệ thuật hay kinh doanh?

Điện ảnh là một bộ môn nghệ thuật rất đặc biệt. Nó là một sự tổng hoà của nhiều lĩnh vực: Gọi là nghệ thuật cũng đúng, gọi là kinh doanh cũng đúng, gọi là kĩ thuật cũng đúng, gọi là công nghiệp cũng đúng. Quan trọng là bạn ở vị trí nào? Bạn là ai trong việc tạo ra bộ phim?

Trước đây, tôi xem bản thân là một người làm phim đơn thuần, dựng nên một storytelling, còn khi làm phim với mục đích kinh doanh, mình phải tính toán đến con số, làm sao bộ phim có thể ăn khách, thu được nhiều tiền.

Đạo diễn trăm tỷ Phan Xine: Tạo ra một sản phẩm tốt sẽ ĐEM ĐẾN lợi nhuận, chứ không phải làm tất cả mọi thứ VÌ lợi nhuận, làm phim cũng vậy! - Ảnh 3.

Bản thân anh có tham gia ngành điện ảnh với tư cách người kinh doanh không?

Có! Trước đây thì chưa, nhưng năm nay là lần đầu tiên tôi đóng một vai trò khác, đó là làm nhà sản xuất cho bộ phim Tiệc trăng máu. Tôi cũng mở ra một hãng phim, đồng nghĩa tôi phải bắt đầu bước chân vào con đường kinh doanh điện ảnh. Mỗi người có một quan điểm kinh doanh khác nhau, còn tôi nghĩ rằng tạo ra một tác phẩm tốt thì nó sẽ đem đến lợi nhuận, chứ không phải sẽ làm tất cả mọi thứ vì lợi nhuận.

Anh sợ nếu chỉ nghĩ đến doanh thu thì mình không còn người nghệ không?

Tôi không phải là người nghệ sĩ. Tôi chỉ nghĩ rằng mình là một người làm phim với quan điểm người làm phim không chỉ vì doanh thu. Tôi không đặt lợi nhuận lên tiêu chí đầu tiên, với tôi, điều quan trọng nhất vẫn là storytelling, kể một câu chuyện, giải thích việc tại sao mình muốn kể câu chuyện này, thông điệp mang đến là gì? Cảm xúc mình muốn đem đến cho khán giả là gì? – Những cái đó nó quan trọng hơn.

Khác biệt như thế nào giữa một dự án tham gia với cách người làm phim được thuê một dự án do chính mình phát triển?

Dự án phim do chính tay mình làm giống như đứa con ruột, còn nếu nghĩ mình là người được thuê làm thì sẽ xem bộ phim đó là đứa con nuôi.

Thật ra, nếu đã là con của mình, thì con nuôi hay con đẻ cũng đều phải dành tình yêu lớn cho nó. Nhưng sẽ có sự khác biệt. Có thể người thuê mình họ không muốn làm theo cách của mình và đưa ra các yêu cầu khác; còn nếu phim của mình thì mình được quyền quyết định hình hài, số phận của nó.

Mặc dù ba bộ phim đầu tiên tôi làm đều là những bộ phim tôi được thuê trong vai trò đạo diễn, nhưng tôi đều biến nó thành dự án của mình, thành đứa con ruột của mình, dồn vào đó tất cả tâm huyết, sáng tạo, kỳ vọng, nỗ lực…

Đạo diễn trăm tỷ Phan Xine: Tạo ra một sản phẩm tốt sẽ ĐEM ĐẾN lợi nhuận, chứ không phải làm tất cả mọi thứ VÌ lợi nhuận, làm phim cũng vậy! - Ảnh 4.

Thị trường điện ảnh Việt Nam có thiếu vốn và thiếu các nhà đầu tư hay không?

Tôi không nghĩ Việt Nam mình thiếu vốn dành cho điện ảnh. Các bạn thấy, một năm phim Việt ra rạp rất nhiều. Nhưng, tôi nghĩ thị trường điện ảnh Việt Nam đang thiếu những nhà đầu tư thật sự hiểu về nghề làm phim, hiểu về kinh doanh và muốn xây dựng một nền điện ảnh phát triển. Có rất nhiều dự án tốt nhưng không tìm được đầu tư, ngược lại, nhiều dự án không tốt nhưng có thể kiếm được rất nhiều tiền để mà phim. Cho nên, tiền đầu tư cho điện ảnh không thiếu. Cái thiếu là những người hiểu nhau, có thể tìm đến được với nhau, có thể chung tiếng nói. Để người có dự án phim tốt và người có tiền gặp nhau là một vấn đề rất khó!

Đạo diễn trăm tỷ Phan Xine: Tạo ra một sản phẩm tốt sẽ ĐEM ĐẾN lợi nhuận, chứ không phải làm tất cả mọi thứ VÌ lợi nhuận, làm phim cũng vậy! - Ảnh 5.

Việt Nam, phải phim Việt đang bị phim ngoại lấn át hoàn toàn không?

Không! Nếu các bạn nhìn vào doanh sách những bộ phim ăn khách nhất ở Việt Nam trong mấy năm trở lại đây, ví dụ phim đứng đầu doanh thu phòng vé là phim Cua Lại Vợ Bầu, ở thị trường Việt Nam là một trăm chín mấy tỷ, rồi phim Mắt Biếc cũng trăm tám mấy tỷ, phim Hai Phượng khoảng trăm sáu mươi mấy tỷ…, các phim này đều có doanh thu cao hơn rất nhiều các phim ngoại khác. Phim Hollywood có thể gọi là lấn át phim Việt Nam có Avengers hoặc là Fast and Furious, nhưng nếu bạn đặt trong tương quan kinh phí đầu tư cho các phim Hollywood vô cùng khổng lồ, sẽ thấy không hẳn lấn át ở thị trường nội địa.

Ở thời điểm hiện tại các nhà đầu tư Việt Nam có cơ hội rất lớn để chinh phục khán giả trong nước vì khán giả Việt dành rất nhiều tình cảm, sự ưu ái đối với phim Việt. Nếu hai bộ phim Việt Nam và Hollywood có chất lượng ngang nhau cùng ra rạp vào một thời điểm, thì tỉ lệ khán giả xem phim Việt sẽ nhiều hơn xem phim Hollywood đó.

Bản thân anh có tham gia ngành điện ảnh với tư cách người kinh doanh không?

Trong hình dung của anh thì bức tranh điện ảnh Việt Nam 10 năm tới sẽ ra sao?

Không thể đoán được đâu, giống như không ai hình dung được 10 năm trước điện ảnh Việt Nam sẽ như điện ảnh Việt Nam bây giờ.

Nhưng năm 2020 này có một sự kiện làm thay đổi tất cả mọi thứ đúng không nhỉ? Đó là covid 19. Nó thay đôỉ phương thức làm phim, rất nhiều bộ phim đang làm phải dừng lại, tương tự rất nhiều phim đã làm cũng không thể ra rạp. Người ta không thể tụ tập đông người để làm một bộ phim, cũng như có thời gian rạp phim phải đóng cửa.

Đơn cử như phim Batman vừa mới khởi động sản xuất trở lại thì nam diễn viên chính bị mắc Covid 19, và lại phải dừng. Cho nên chúng ta sẽ không biết là đại dịch Covid này sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với tương lai của ngành điện ảnh Việt Nam cũng như thế giới.

Đoán 10 năm tới diện mạo điện ảnh Việt thế nào rất khó, nhưng tôi tin rằng điện ảnh Việt Nam trong vòng 5 năm tới sẽ có những bộ phim sẽ vươn ra được thị trường thế giới. Tôi thật sự mong muốn có những bộ phim vượt ra khỏi biên giới đất nước, chinh phục cả khán giả nước ngoài, không chỉ ở liên hoan phim mà có thể cạnh tranh sòng phẳng với thị trường điện ảnh thế giới, đến gần với số đông, phát hành rộng rãi chứ không chỉ ở những nơi có người Việt sinh sống.

Để đạt được những điều như anh mong mỏi, chúng ta đã đủ tiềm lực chưa?

Điều kiện tiên quyết chúng ta cần là nhân lực đủ mạnh, vì một người không thể kéo vực một nền điện ảnh. Nó đòi hỏi cả một tổ chức/guồng máy phải có tâm huyết, có kỹ năng làm nghề, trình độ làm nghề thật tốt.

Tiền thì như tôi nói ở trên, chúng ta không thiếu, nhưng có một điều khiến các nhà làm phim còn băn khoăn – là cơ chế, chính sách nhà nước.

Chính sách nhà nước rất quan trọng, không chỉ ở vấn đề kiểm duyệt mà còn có các vấn đề khác như: thuế, kế hoạch ủng hộ làm phim, về các con số như phim Việt Nam có được ưu tiên ra rạp hay không, khó khăn trong việc phát hành hay không,… Có rất nhiều vấn đề mà tôi nghĩ nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nền điện ảnh.

Đạo diễn trăm tỷ Phan Xine: Tạo ra một sản phẩm tốt sẽ ĐEM ĐẾN lợi nhuận, chứ không phải làm tất cả mọi thứ VÌ lợi nhuận, làm phim cũng vậy! - Ảnh 7.

Các bạn trẻ đang theo đuổi điện ảnh cần phải chuẩn bị những gì?

Tôi luôn nói: "Nếu như bạn muốn làm phim thì bạn phải làm phim". Nghe thì rất buồn cười nhưng thật sự phải như vậy bởi nếu các bạn chỉ nói về điều đó thay vì bắt tay vào làm thì rất viển vông, hoang đường. Có rất nhiều vai trò khác nhau khi làm một bộ phim, và không phải ai may mắn vừa bước vào nghề cũng được nắm giữ trò nhà sản xuất, đạo diễn hay quay phim…, mà các bạn có thể phải bắt đầu từ những công việc nhỏ hơn. 

Để bắt đầu công việc này, các bạn phải chịu khó kiên nhẫn, học hỏi thường xuyên và xây dựng networking với nhiều người. Chúng ta có thể không làm cho ra lò ngay một bộ phim hay ở lần đầu tiên, nhưng nếu làm phim thường xuyên, các bạn sẽ hiểu về nghề này hơn. Hãy trân trọng những gì học hỏi được.

Điều cuối cùng là các bạn hãy bớt chê bai. Thay vì chê bai thì hãy đi tìm các giải pháp sao cho làm được những bộ phim hay hơn, tốt hơn thế hệ đi trước. Giống như thế hệ của tôi, có thể không giỏi bằng thế hệ trẻ các bạn nhưng mà nếu các bạn không bắt tay vào làm phim thì tất nhiên sẽ mãi mãi đi đằng sau chúng tôi.

Đạo diễn trăm tỷ Phan Xine: Tạo ra một sản phẩm tốt sẽ ĐEM ĐẾN lợi nhuận, chứ không phải làm tất cả mọi thứ VÌ lợi nhuận, làm phim cũng vậy! - Ảnh 8.

Thời gian gần đây, anh Phan Xine đang thực hiện những dự án phim ?

Hiện giờ, ngay vào lúc này, tôi đang làm hậu kỳ cho bộ phim Trạng Tí sẽ ra mắt vào Tết năm sau; đang làm tiền kỳ cho bộ phim Em Trịnh - một bộ phim về cuộc đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, dự kiến bấm máy vào tháng 10. 

Ngoài ra, tôi cũng đang phát triển hai dự án phim điện ảnh khác. Thứ nhất là phim Số đỏ chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng và dự án thứ hai, là dự án hơi cá nhân một chút, dự án Dogcow. Dự án này tôi đã trình bày tại liên hoan phim BIFAN (Liên hoan phim Viễn tưởng Quốc tế Bucheon, Hàn Quốc) và được giải về development (phát triển ý tưởng). Hiện giờ Dogcow vẫn đang trong thực hiện kịch bản. 

Đó là 4 dự án mà tôi đang làm. Nói thật là mệt, nhưng cũng hy vọng các dự án này trong thời gian tới sẽ mang đến cho khán giả cảm giác rất khác biệt so với những bộ phim đã trình chiếu, hoặc chính những bộ phim tôi đã từng làm.

Những dự án anh vừa chia sẻ đều là những dự án khó và có phần mạo hiểm. Tại sao anh lựa chọn thực hiện các dự án này?

Thật ra ngành điện ảnh là một ngành rất mạo hiểm và nếu bạn không thích mạo hiểm thì có lẽ bạn không nên tham gia ngành điện ảnh này, bởi tất cả những gì mình làm đều không thể đoán trước.

Với tôi, mạo hiểm là một thú vui khi bắt tay làm phim, đôi khi trong đầu nghĩ như thế này nhưng cuối cùng nó lại xảy ra thế khác. Đương nhiên, có những thứ mạo hiểm khác mình cũng nên cân nhắc, ví dụ như mùa Covid này, phim Tiệc trăng máu đáng lẽ tính ra mắt hồi cuối tháng 8 nhưng tôi đã không dám mạo hiểm vì ảnh hưởng đến cộng đồng, và đương nhiên việc ảnh hưởng đến cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của bộ phim.

Đạo diễn trăm tỷ Phan Xine: Tạo ra một sản phẩm tốt sẽ ĐEM ĐẾN lợi nhuận, chứ không phải làm tất cả mọi thứ VÌ lợi nhuận, làm phim cũng vậy! - Ảnh 9.

Tôi cũng chưa bấm máy bộ phim về cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được, cũng một phần là vì chưa dám mạo hiểm về mặt sức khoẻ đối với mọi người. Có những thứ mình không thể mạo hiểm được nhưng những thứ mình vẫn có thể mạo hiểm. Đó là thách thức thú vị!

Như phim Trạng , đáng lẽ ra rạp từ hồi 30/4 mà giờ mình dời rất xa, đến Tết luôn. Đó là sự bớt mạo hiểm nhưng mặt khác lại cho mình cơ hội để làm bộ phim đó tốt hơn. Ngay cả phim Số Đỏ cũng phải chờ năm sau mình mới làm. Dogcow cũng là dự án khác khá mạo hiểm và mình cũng sẽ làm nhưng mà trong thời điểm này, vì covid nên mình có thời gian tập trung phát triển kịch bản, công việc đó không bị ảnh hưởng bởi Covid lắm.

Đối với một nhà làm phim/đạo diễn như anh thì tố chất nổi bật nhất cần phải ?

Thật ra cũng khó nói vì có quá nhiều thứ tổng hoà trong người đạo diễn, nhưng tôi nghĩ điều quan trọng nhất là sự kiên định. Phải kiên định với tầm nhìn của mình, phải kiên định với con đường mình đã lựa chọn. Khi bạn làm phim, một bộ phim có cả trăm con người ở trong đó, rất nhiều người xung quanh ảnh hưởng đến bạn muốn tạo ảnh hưởng lên bạn. Cho nên, bạn phải hiểu bản thân mình, hiểu điều đang làm, và đi theo con đường đã chọn. Nếu không kiên định, mình sẽ đi lạc.

Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!


Bài viết: Trang Đỗ
Ảnh & Video: Kingpro
Thiết kế: CHAMA 

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM