• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đâu là lập trường của Nga trước sóng gió Mỹ và Iran?

Thế giới 05/06/2019 14:08

(Tổ Quốc) - Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran, các quan sát về động thái của Nga có thể làm trung gian giải quyết mâu thuẫn?

Trong suốt chuyến thăm Nhật Bản vào tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có gợi ý về đến sự mềm mỏng với Iran và mong muốn hai bên có thể ngồi vào bàn đàm phán giải quyết căng thẳng.

Đâu là lập trường của Nga trước sóng gió Mỹ và Iran? - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin and Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: lobelog

Tổng thống Mỹ nói rằng, ông mong có thể sớm gặp gỡ Thủ tướng Shinzo Abe nhằm giải quyết các khúc mắc giữa Tehran và Washington.

Động thái sau đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga – ông Sergey Rybakov đã có chuyến thăm Tehran vào ngày 29/5. Ông Sergey Rybakov đã nói trên Sputnik rằng chuyến thăm của ông đến Iran nhằm thảo luận các vấn đề liên quan đến thỏa thuận hạt nhân, trong đó có Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).

Thời điểm Mỹ mềm mỏng gợi ý đàm phán với Iran và chuyến thăm của ông Rybakov được xem là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Chuyến thăm Iran của Thứ trưởng Ngoại giao Nga – ông Sergey Rybakov có thể thảo luận xung quanh Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA). Giống như các quốc gia châu Âu khác, Moscow không hề mong muốn các rủi ro tiềm ẩn trong thỏa thuận hạt nhân. Điều lo lắng là Tehran có thể mất kiên nhẫn và đưa ra các lựa chọn cứng rắn trong vấn đề hạt nhân. Đó là lựa chọn cuối cùng. Nga nhận thấy điều này khá lo lắng. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết từng gợi ý Iran ở lại Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) cho dù các trừng phạt của Mỹ vẫn tiếp tục hay châu Âu không thể nỗ lực nới lỏng các trừng phạt kinh tế đối với nước này.

Tuy nhiên, Moscow liên tục bày tỏ lo lắng về sự hòa giải thật sự giữa Tehran và Washington. Nga cũng đã thu về các lợi ích chiến lược việc cô lập Iran.

Nói như vậy, giới quan sát cho rằng, chuyến thăm của ông Rybakov có thể sẽ có nhiều mục đích, vừa lấy lòng Mỹ và vừa thể hiện sự gần gũi với Iran trong các vấn đề căng thẳng hiện tại.

Trong cách mạnh Iran năm 1979, Nga vẫn thu được lợi ích chiến lược trong khi Mỹ thất bại chiến lược. Mặc dù, chính quyền mới tuyên bố tiếp tục chính sách hợp tác với cả hai siêu cường nhưng các lập trường cứng rắn của Mỹ khiến cho căng thẳng với Tehran ngày càng leo thang

Quân cờ Nga theo đuổi?

Theo bà Shireen T. Hunter –giáo sư nghiên cứu tại Đại học Georgetown, từ định hướng địa chính trị, vị trí của Nga đang trở nên hoàn hảo. Vết chân Nga gia tăng ảnh hưởng toàn cầu trong đó có quan hệ với Iran. Iran có thể thúc đẩy ngành năng lượng dầu trong kinh tế toàn cầu. Moscow vẫn có nhiều lợi ích từ ngành năng lượng dầu trong kinh tế.

Giáo sư Shireen T. Hunter cho rằng, trong những năm 1990 và các thập kỷ tiếp theo, Nga có thể lại tiếp tục sử dụng quân cờ nhằm tương tác với phương Tây. Phải chăng Iran sẽ mang lại các lợi ích trong ý định của Moscow. Ngày nay, điện Kremlin vẫn theo đuổi mục tiêu tại Syria. Sau nội chiến, Nga tiếp tục kêu gọi tái thiết Syria xây dựng đất nước sau một thời gian dài chôn vùi trong chiến tranh. Các vấn đề liên quan của Moscow với Israel và các quốc gia Ả Rập thuộc Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, Nga lại chưa giúp được điều gì cho Iran ở hiện tại. Gần đây nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từ chối bán Hệ thống phòng không S-400 cho Iran. Theo phân tích trên tờ lobelog, những gì Tehran nhận được từ Moscow vẫn chưa chỉ là lời hứa trống rỗng.

Mặt khác, Iran vẫn có hướng đi riêng và lựa chọn phù hợp. Tehran khẳng định không bao giờ chịu khuất phục trước các trừng phạt của Mỹ và tiềm lực nước này được đánh giá là mạnh mẽ với năng lực hạt nhân vẫn được duy trì.

Lập trường của Iran với Nga?

Theo chuyên gia này, trong khi Iran vẫn dè dặt với văn hóa phương Tây thì điều bất ngờ họ lại không hề xem Nga là một thách thức văn hóa. Moscow hỗ trợ căn cứ trong vùng của Iran, bao gồm Vệ binh Cách mạng Hồi giáo và thậm chí là quân đội. Trong khi đó, chính sách của Mỹ đối với Iran vẫn được xem là yếu kém và gây nhiều căng thẳng với Iran cùng với phương Tây. Điều cuối cùng, chính sách của Mỹ khiến Iran phải đưa ra các lựa chọn cho các đối tác. Trong khi đó, Nga là một trong số các quốc gia, ít nhất không hề gây căng thẳng với Iran.

Thậm chí, ngày nay, mặc dù nguồn tài nguyên giàu có của các quốc gia Ả rập vùng Vịnh thì Iran vẫn nằm trong chiến lược tại Tây Nam Á. Quan hệ căng thẳng giữa Iran và Mỹ đã hạn chế các lựa chọn chiến lược cho Washington trong khu vực từ Afghanistan đến Yemen.

Giới quan sát cũng đánh giá rằng, Mỹ sẽ không thể khôi phục lại hoàn toàn niềm tin của Iran bởi những gì đã đánh mất. Tuy nhiên, chính sách lâu dài cần phải có cái nhìn tích cực hơn. Khi đó có thể xét đến tham vọng của Nga và Mỹ đưa ra các lựa chọn chiến lược cho khu vực. Quan trọng nhất, sức ép của Mỹ không nên vượt quá kiểm soát mà cần phải nhìn lại để giảm đi căng thẳng giữa hai quốc gia vốn còn tồn tại nhiều hiểu lầm.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ