• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Địa Trung Hải "dậy sóng": Mối đe dọa Nga, Thổ và Iran từ đòn vây áp sát Israel

Thế giới 18/12/2018 16:28

(Tổ Quốc) - Sự hiện diện hải quân Địa Trung Hải ở phía đông nước Nga đang gia tăng. Nga đã đảm bảo cho căn cứ hải quân tại Tarsus và căn cứ không quân tại Khmeimim tại Syria.

Trọng tâm chiến lược Israel

Tờ jerusalem post cho biết, thượng đỉnh lần thứ 5 của Cyprus-Hi Lạp-Israel sẽ diễn ra tại Beersheba vào ngày 20/12. Trong khi nhiều chú ý của Israel vẫn tập trung vào các động thái của Iran ở biên giới phía Nam và phía Bắc của đất nước thì cuộc gặp 3 bên là một sự kiện chiến lược giá trị.

Địa Trung Hải dậy sóng: Mối đe dọa Nga, Thổ và Iran từ đòn vây áp sát Israel - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: YORUK ISIK/Reuters

Hezbollah tại Lenanon, Iran tại Syria và Hamas tại Gaza là các thách thức quân sự quan trọng dọc biên giới phía bắc và phía nam của Israel. Điều này tạo nên thách thức mới nổi tại Đông Địa Trung Hải. Một trong số các yếu tố đe dọa là sự ảnh hưởng của Iran.

Iran đang có kế hoạch cho các căn cứ hải quân và không quân tại Địa Trung Hải. Điều này sẽ cho phép Iran mở rộng dự án điện tại Balkan dọc Địa Trung Hải và mở rộng về phía tây dọc theo cộng đồng Hồi giáo ở châu Âu.

Thổ Nhĩ Kỳ cùng đưa ra tầm nhìn định hướng mở rộng tham vọng. Đây cũng là quốc gia mạnh dọc theo bờ biển Địa Trung Hải. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm chiếm một phần của Syria và Iraq và đã có tranh chấp lãnh thổ lâu dài với Hi Lạp tại Aegean. Từ năm 1974, Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm một phần phía bắc của Cyprus – một điểm chiến lược phía đông Địa Trung Hải.

Động thái của Thổ Nhĩ Kỳ cũng thúc đẩy sự khác biệt Hồi giáo. Thổ Nhĩ Kỳ đã hỗ trợ chính phủ Hamas tại Gaza và nuôi dưỡng quan hệ với các phần tử cực đoan tại Syria và Libya – cả hai quốc gia Địa Trung Hải. Thổ Nhĩ Kỳ đang thúc đẩy khả năng hải quân, thậm chí đe dọa sẽ gửi hải quân cùng với các tàu hộ tống nhằm phá vỡ sự phong tỏa của hải quân Israel quanh Gaza. Các ưu tiên của Ankara rõ ràng có chút bất hòa với Jerusalem.

Điều không may mắn, Địa Trung Hải không còn chỉ là vùng nước phía Tây. Dưới chính quyền cựu Tổng thống Obama, Mỹ đã rút lui khỏi Trung Đông. Tổng thống Donald Trump cũng từng thể hiện sự biệt lập mặc dù cam kết thúc đẩy sức mạnh quân sự Mỹ. Giới quan sát cho rằng, một biểu hiện cho thấy sự suy yếu quân sự Mỹ phản ánh Hạm đội thứ 6 của Hải quân Mỹ không còn xuất hiện tàu sân bay thường trực tại Địa Trung Hải. Các hạm đội hải quân châu Âu cũng mất đi một số khả năng và giảm sự hiện diện tại phía đông Địa Trung Hải.

Tín hiệu gia tăng tốc độ ảnh hưởng về Địa Trung Hải

Theo tờ jerusalem post, sự hiện diện hải quân phía đông Địa Trung Hải của Nga đang gia tăng. Nga đảm bảo cho mình căn cứ hải quân ở Tarsus và căn cứ không quân ở Khmeimim, Syria thông qua việc can thiệp thành công trong nội chiến Syria. Cyprus và Ai Cập cũng cho phép Nga sử dụng cảng của họ. Tầm quan trọng của phía đông Địa Trung Hải trong các vấn đề quốc tế liên tục gia tăng do việc phát hiện các mỏ khí nằm dưới lòng đất dường như mới được khám phá. Các mỏ khí đốt này là các mỏ mà các đồng minh của Iran như Syria, Hezbollah, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga luôn thèm khát.

Phía Đông Địa Trung Hải luôn đóng vai trò quan trọng với Israel bởi vì hơn 90% các giao dịch thương mại nước ngoài đi qua khu vực này. Các mỏ khí đốt được phát hiện và hiện tại đang được khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của Israel tại Địa Trung Hải cho thấy tầm quan trọng của đấu trường Địa Trung Hải. Khí đốt luôn đóng góp đáng kể cho sự thịnh vượng của Israel thông qua năng lượng sạch và rẻ. Điều này cũng giúp đưa Israel trở thành quốc gia xuất khẩu năng lượng.

Tuy nhiên, sự giàu có về khí đốt của Israel cũng là mối đe dọa. Hamas và Hezbollah đang đầu tư mạnh mẽ vào sức mạnh lực lượng hải quân của họ. Hamas từng tuyên bố sẵng sàng khởi động một cuộc tấn công tên lửa vào mỏ khí đốt của Israel. Hải quân Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể có các động thái nguy hiểm tương tự. Do đó, Israel có thêm một sườn chiến lược để bảo vệ. Điều không may mắn, lực lượng hải quân trong quân đội Israel chưa được ưu tiên đầy đủ. Israel cần lực lượng hải quân lớn hơn và mạnh hơn. Một lực lượng hải quân lớn mạnh hơn của Israel sẽ có thể đối phó với các thách thức tên lửa nhằm vào nước này trong bối cảnh tài sản chiến lược đang bị tổn thương hơn bao giờ hết.

Theo tờ jerusalem post, hợp tác tại Washington về các vấn đề phía đông Địa Trung Hải cũng là vấn đề quan trọng. Thực tế, Mỹ đang cân nhắc về việc lựa chọn tập trận quân sự chung với Israel và Hi Lạp ở bối cảnh hiện tại nhằm gia tăng ảnh hưởng tại khu vực Địa Trung Hải.

Mỹ và các đồng minh NATO từng đưa ra các nhận định về thách thức tại khu vực Địa Trung Hải trong Chiến lược an ninh quốc gia 2018 bởi các động thái gia tăng các thách thức gần đây của Nga và Trung Quốc. Việc triển khai tàu chiến của Nga gần Syria cùng với sức mạnh quân sự Trung Quốc hợp lực đã khiến cho châu Âu ảnh hưởng ít nhiều. Theo tờ National interest, Mỹ sẽ cần phải tập trung các nỗ lực nhằm đối phó với một nước Nga hồi sinh và một Trung Quốc đang lớn mạnh dần. Điều đó rõ ràng rằng, sự tập trung của các cường quốc đang đồn về khu vực Địa Trung Hải.


Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ