• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Dịch Covid-19 hé lộ bí mật về hệ thống giám sát công dân của Trung Quốc

Thời sự 27/05/2020 16:09

(Tổ Quốc) - "Chúng tôi đang trong thời chiến với dịch bệnh. Bởi vậy chúng tôi phải có lối tư duy trong thời chiến", công chức họ Wang tại thành phố Tianjin, người tham gia theo dõi hàng nghìn công dân Trung Quốc qua hệ thống giám sát mùa dịch cho biết.

Đại dịch Covid-19 bùng nổ ở Trung Quốc đã hé lộ một số thông tin về hệ thống giám sát công dân của Trung Quốc khi những phòng điều khiến trung tâm, hay còn được gọi là "phòng chiến tranh" (War Room) kiểm tra sự đi lại của người dân cũng như các rủi ro về lây lan dịch bệnh.

Trung Quốc hiện đang cố gắng xây dựng một hệ thống giám sát tinh vi nhất thế giới với hàng trăm triệu camera tại khắp các địa điểm công cộng, đồng thời tăng cường những công nghệ như ứng dụng giám sát điện thoại hay nhận diện khuôn mặt.

Từ đầu năm đến nay, chính quyền Bắc Kinh đã tích cực sử dụng hệ thống này trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, qua đó cho thấy vai trò hữu dụng của công nghệ này với việc kiểm soát xã hội cũng như dập dịch.

Với việc theo dõi lịch sử di chuyển trên điện thoại, chính quyền địa phương Trung Quốc có thể xác nhận một người có đến từ vùng dịch hay có nguy cơ dính bệnh hay không, qua đó thực hiện những biện pháp cách ly cần thiết. Các camera giám sát thì chịu trách nhiệm theo dõi, nhận diện khuôn mặt để tìm kiếm những trường hợp khả nghi dính bệnh.

Nhờ hệ thống giám sát này, chính quyền các địa phương có thể nhanh chóng cách ly người tiếp xúc với bệnh nhân cũng như trừng phạt các tổ chức hay cá nhân vi phạm lệnh giãn cách.

"Chúng tôi đang trong thời chiến với dịch bệnh. Bởi vậy chúng tôi phải có lối tư duy trong thời chiến", công chức họ Wang tại thành phố Tianjin, người tham gia theo dõi hàng nghìn công dân Trung Quốc qua hệ thống giám sát mùa dịch cho biết.

Mặc dù đã phát triển mạnh các công nghệ nhưng hệ thống giám sát này của Trung Quốc vẫn phụ thuộc khá lớn vào nhân lực. Những giám sát viên này thường phải ngồi trong phòng trung tâm điều khiển và dán mắt vào màn hình hoặc phải luôn theo dõi thông báo từ điện thoại.

"Kiểu công nghệ giám sát này chủ yếu do con người vận hành chứ chẳng phải tự động hóa do máy móc", Phó giáo sư James Leibold của trường đại học La Trobe-Australia nhấn định.

Cách ly thời chiến

Giới truyền thông nhà nước, các quan chức và chính quyền địa phương đã tích cực sử dụng hệ thống giảm sát trong chiến dịch đối phó Covid-19.

Tại làng Donghan tỉnh Hồ Bắc, giám sát viên Liu Ganhe phát hiện 6 dân làng không đeo khẩu trang qua màn hình và ngay lập tức thông báo cho chính quyền địa phương. Lực lượng chứng năng ngay lập tức đến hiện trương, giải tán đám đông và cảnh cáo những người không tuân thủ quy định giãn cách xã hội.

Với những lệnh cách ly như thời chiến, hệ thống hơn 4.400 camera và khoản đầu tư hơn 40 triệu Nhân dân tệ, tương đương 5,6 triệu USD đang được thử nghiệm tích cực. Tại quận Yongzhou tỉnh Hồ Nam, giám sát viên He Haijun luôn túc trực và nhắc nhở qua loa phát thanh khi phát hiện bất cứ trường hợp vi phạm quy định giãn cách nào.

Dịch Covid-19 hé lộ bí mật về hệ thống giám sát công dân của Trung Quốc - Ảnh 2.

"Chỉ trong vòng 2 phút, những người dân tụ tập đông người sẽ trở về nhà sau khi bị thông báo trên loa", truyền thông địa phương cho biết khi nói về tấm gương này.

Thậm chí, chính quyền địa phương còn cho lắp đặt camera giám sát trước cửa những hộ gia đình có người thân trở về từ vùng dịch như Hồ Bắc hay từ nước ngoài.

Mỗi khi phát hiện có người nghi nhiễm bệnh, các trung tâm giám sát sẽ phát hình ảnh đến cho các đồn cảnh sát hoặc lan truyền qua các ứng dụng điện thoại để người dân phối hợp tìm kiếm. Tại vùng Xiangtan tỉnh Hồ Nam, biện pháp này đã giúp lực lượng chứng năng bắt được một người đàn ông bị sốt đã bỏ trốn khỏi trung tâm thương mại sau khi được đo nhiệt độ.

Dù công nghệ giám sát vẫn còn thiếu sót ở một số khâu và camera chưa phủ sóng được hết nhưng việc công chúng biết đến hệ thống tồn tại cũng giúp phần nào cho nhiệm vụ chống dịch của công chức.

"Nó khiến mọi người nghĩ rằng họ đang bị chính phủ theo dõi, qua đó điều chỉnh hành vi của các công dân và dần thay đổi lối suy nghĩ cũng như hành động của mọi người theo thời gian. Tôi cho rằng đây là kết quả lâu dài từ việc chống dịch Covid-19 và nó thực sự thành công", Chuyên gia Leibold nói.

Tại Tianjin, các công chức nhà nước đi từng nhà để truy tra những người nghi tiếp xúc với mầm bệnh. Họ sử dụng lịch sử định vị của điện thoại để xác định xem người đó có tiếp xúc hay có mặt cùng thời điểm, địa điểm với người dương tính với Sars-Cov-2 hay không.

Hệ thống lưu trữ dữ liệu của chính quyền địa phương có thể truy cập lịch sử đi lại đến 90 ngày của mỗi công dân, bởi vậy cực kỳ hữu dụng trong việc tìm và dập những nguồn lây bệnh trong cộng đồng.

AB

NỔI BẬT TRANG CHỦ