Digiworld: Xu hướng cao cấp hoá và tiềm năng dài hạn nhìn từ những nỗ lực đón đầu cơ hội mới của ngành ICT

(Tổ Quốc) - Một trong những điểm nổi bật được nhấn mạnh thời gian gần đây phải kể đến xu hướng cao cấp hoá: ngày càng được thúc đẩy đi cùng sự gia tăng của thu nhập bình quân đầu người đã và đang tiếp tục thay đổi hành vi tiêu dùng trên thế giới nói chung cũng như khu vực châu Á nói riêng.

Xu hướng cao cấp hoá đem đến cơ hội "hồi sinh" cho ngành ICT

Theo Báo cáo các Chỉ số chính của khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của ADB cho biết, trong năm 2008, người tiêu dùng châu Á đã tiêu khoảng 4,3 nghìn tỷ USD (tính theo ngang sức mua của đồng USD năm 2005), tương đương với khoảng một phần ba chi phí tiêu dùng của các nước OECD. Đến năm 2030, nhiều khả năng con số này sẽ lên tới 32 nghìn tỷ USD, chiếm 43% chi tiêu toàn cầu. Trong đó, tầng lớp trung lưu ở khu vực ước đạt con số 3 tỷ người đến năm 2030, với 17% người tiêu dùng khẳng định sẵn sàng cho mức chi tiêu cao hơn.

Báo cáo của Nielsen cũng cho thấy khoảng 43% người châu Á sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm mang tính sáng tạo đột phá hơn là giá cả trước đây.

Việt Nam cũng không ngoại lệ, người tiêu dùng đang hướng đến lựa chọn sản phẩm cao cấp hơn với sự sẵn sàng chấp nhận mức chi trả cao hơn. Theo một dự báo, GDP thực của Việt Nam sẽ tăng 91,4% trong giai đoạn 2019 - 2030 cùng với mức tăng vọt trong chi tiêu dùng. Đến năm 2030, 46 triệu người tiêu dùng Việt tại thành thị sẽ có mức chi tiêu dùng 169 tỷ USD trong khi con số này cho 61 triệu người dân ở nông thôn sẽ là 173 tỷ USD. Đặc biệt, tầng lớp trung lưu - nền tảng của tiêu dùng Việt đang tăng nhanh trong thời gian tới. Dự báo đến năm 2030, 49% hộ gia đình sẽ có thu nhập khả dụng hàng năm từ 5.000 - 15.000 USD, tăng từ 33,8% so với năm 2018.

Thực tế, các doanh nghiệp đã sớm nắm bắt dòng chảy và tiến hành dịch chuyển cơ cấu sản phẩm, từ nhóm bán lẻ, tiêu dùng đến thiết bị di động, điện tử. Đáng chú ý, dù đã bão hoà vài năm trở lại đây, ngành điện thoại và máy tính xách tay, máy tính bảng (ICT) đang dần "hồi sinh" bởi xu hướng mới này.

Từng nỗ lực mở rộng ngành hàng để giữ đà tăng trưởng, các doanh nghiệp ICT cũng cho thấy động thái quay lại ngành cốt lõi trước cơ hội mới, nổi bật là các "ông lớn" Thế giới Di động (MWG), Thế giới Số (Digiworld, DGW).

Trong đó, thị giá liên tục thăng hoa trước những triển vọng khiến DGW được chú ý hơn cả. 09 tháng đầu năm, ngoài mảng điện thoại di động, sự lạc quan về nhóm ngành máy tính xách tay & máy tính bảng cũng củng cố thêm đà tăng cho cổ phiếu. Hiện, DGW đang giao dịch tại mức 74.500 đồng/cp, tăng gấp gần 4 lần từ đầu tháng 4/2020, thanh khoản dồi dào.

Digiworld: Xu hướng cao cấp hoá và tiềm năng dài hạn nhìn từ những nỗ lực đón đầu cơ hội mới của ngành ICT - Ảnh 1.

Điều quan tâm hiện nay, có phải tiềm năng đã phản ánh hết vào giá cổ phiếu DGW trên thị trường?

Như đã đề cập, xu hướng cao cấp hoá đang mang lại cơ hội mới cho ngành ICT nói chung, và tiềm năng dài hạn của doanh nghiệp nói riêng, bao gồm DGW tại hai nhóm điện thoại di động và máy tính xách tay & máy tính bảng.

Thứ nhất, về thị trường laptop và máy tính xách tay Việt Nam, quy mô hiện ở mức 10.000 tỷ đồng. Cơ cấu doanh số bán hàng cho thấy thị phần máy tính xách tay có giá trên 14 triệu đồng/chiếc tăng lên 46% năm 2017 lên 60% trong 5 tháng đầu năm 2020, cho thấy người tiêu dùng đang chuyển sang các loại máy tính xách tay có thương hiệu tốt, chất lượng cao hơn.

Về phía DGW, Công ty đã và đang nỗ lực mở rộng thị phần từ mức 20,7% năm 2014 lên 31,5% tính đến năm 2019. Kết thúc quý 3/2020, doanh thu từ máy tính bảng và máy tính xách tay tiếp tục tăng 13% lên mức 1.280 tỷ đồng.

Song song, việc mở rộng sang các sản phẩm và thương hiệu cao cấp hơn (Apple và Huawei) được nhận định là động lực dài hạn của Công ty, trước xu hướng tăng cường hợp nhất của thị trường phân phối máy tính xách tay Việt Nam.

Thứ hai, với mảng điện thoại di dộng, DGW hiện là nhà phân phối độc quyền của thương hiệu Xiaomi tại Việt Nam, theo đó kỳ vọng sẽ được hưởng lợi chính khi doanh thu từ thương hiệu này dự tăng trong tương lai.

Kết thúc quý 3/2020, thị phần của Xiaomi tăng hơn 114% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 12% thị trường. Tương ứng, doanh thu hãng này đóng góp vào tổng doanh thu DGW cũng tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ.

Mới đây, DGW đã phối hợp với Xiaomi mở cửa hàng Mistore tích hợp trung tâm bảo hành D – Care tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM khẳng định sự cam kết và đồng hành lâu dài của thương hiệu tại Việt Nam.

Không dừng lại, DGW cũng tìm kiếm cơ hội tăng trưởng mới, minh chứng là sự hợp tác với Apple và chính thức ghi nhận doanh thu từ quý 3 vừa qua. Theo đại diện của DGW, trong đợt ra mắt iPhone 12 vừa mới đây, công ty đã phân phối hàng ngàn chiếc điện thoại ra thị trường và đến tay người tiêu dùng.

Cần nhấn mạnh, Nghị định 98/2020 đang tạo cơ hội cho các nhà phân phối được ủy quyền của Apple tại Việt Nam gia tăng thị phần hơn nữa, với mức phạt tiền tối đa là 200 triệu đối với hàng hóa xách tay, không có hóa đơn hoặc giấy tờ của hải quan sẽ bị coi là hàng lậu. Như vậy, Nghị định 98/2020 sẽ mang lại lợi ích cho các nhà phân phối được ủy quyền của Apple, mở đường cho việc thúc đẩy mở rộng thị phần, với quy mô thị trường xách tay lớn của Apple tại Việt Nam, bao gồm DGW.

Nhìn chung, doanh thu DGW tăng trưởng vượt bậc trong quý 3 năm nay một phần khẳng định hướng đi đúng đắn Công ty. Trở lại với câu hỏi liên quan đến tiềm năng dài hạn, với kinh nghiệm 23 năm có mặt trên thị trường, đứng vị thứ trong Top các nhà phân phối ICT của Việt Nam, DGW được kỳ vọng tạo được giá trị phát triển bền vững của mình ở các hoạt động kinh doanh.

Digiworld: Xu hướng cao cấp hoá và tiềm năng dài hạn nhìn từ những nỗ lực đón đầu cơ hội mới của ngành ICT - Ảnh 2.

Ánh Dương

Tin mới